Năm 2025, toàn thành phố Hà Nội đã không còn hộ nghèo (giảm 690/690 hộ), chỉ tiêu giảm nghèo đã về đích trước 1 năm kế hoạch đề ra cho cả giai đoạn 2021 - 2025.
Dự án trồng cao su tập trung ở xã Quốc Oai do UBND huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) nhằm xóa đói, giảm nghèo cho 120 hộ dân người dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, chia sẻ hỗ trợ của cán bộ, đảng viên, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, nhà hảo tâm... trên toàn tỉnh Bắc Giang, chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo và hỗ trợ gia đình người có công gặp khó khăn về nhà ở, nhà xuống cấp cần được sửa chữa, xây mới đã được triển khai nhanh chóng, hiệu quả.
Ngày 17/10, Ủy ban về các vấn đề kinh tế và tài chính của Khóa 77 Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tiến hành phiên thảo luận chung về mục xóa nghèo, phát triển nông nghiệp và an ninh lương thực.
Ngày Quốc tế Xóa nghèo 17/10 hằng năm là dịp để thế giới nhìn lại những nỗ lực trong công cuộc giảm nghèo, cải thiện đời sống cho các cộng đồng khó khăn. Tại Việt Nam, ngư dân nghèo là một trong những nhóm đối tượng cần được quan tâm đặc biệt, bởi họ phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế, rủi ro lớn từ điều kiện lao động trên biển.
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lào Cai (thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh) được xem là một trong những điểm sáng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Với nhiều đóng góp, cống hiến cho cộng đồng, giúp bà con mở hướng phát triển kinh tế, xóa nghèo, làm giàu từ các sản phẩm nông nghiệp của địa phương; anh Tống Văn Viện, sinh năm 1987, dân tộc Tày, đã trở thành niềm tự hào của bà con làng xóm nơi đây.
Từ ngày 5-14/2, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ) diễn ra Khóa họp lần thứ 62 Ủy ban Phát triển Xã hội (CsocD) với chủ đề “Thúc đẩy phát triển và công bằng xã hội thông qua chính sách xã hội nhằm tăng tốc thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển bền vững và đạt được mục tiêu xóa nghèo”. Khóa họp có sự tham dự của đại diện các nước thành viên LHQ và các tổ chức quốc tế liên quan.
Ngày 11/10, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ), Ủy ban các vấn đề kinh tế và tài chính (Ủy ban 2) của Khóa 78 Đại hội đồng LHQ đã tiến hành phiên thảo luận chung về đề mục xóa nghèo, phát triển nông nghiệp và an ninh lương thực.
10,3% số phụ nữ và trẻ em gái trên toàn cầu đang phải sống trong cảnh nghèo cùng cực. Tiến trình xóa nghèo ở nhóm người ngày cần tăng tốc gấp 26 lần so với hiện tại mới có thể đạt được mục tiêu xóa nghèo vào năm 2030 của Liên hợp quốc. Nếu tiếp tục duy trì tiến độ như hiện tại, tới năm 2030 sẽ vẫn còn 342,4 triệu phụ nữ và trẻ em gái nghèo cùng cực.
Trong những năm qua, cùng với việc vận động, tạo nhiều điều kiện để các hộ nghèo, cận nghèo vươn lên thoát nghèo, Thành phố Hồ Chí Minh còn thực hiện hiệu quả các chính sách giảm nghèo thường xuyên và tín dụng chính sách.
Ở Việt Nam, cây chè đã trở thành cây công nghiệp phát triển ổn định. Ngành chè đã mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống người dân miền núi, giúp xóa nghèo, cải thiện kinh tế gia đình và kinh tế địa phương. Tuy có những thành tựu vượt bật về canh tác sản xuất chè nhưng hiện nay, ngành chè vẫn tồn tại nhiều khó khăn, đòi hỏi phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như: Tập trung nâng cao năng suất, chất lượng chè; đầu tư có trọng điểm vào công tác chế biến sâu, đặc biệt là các sản phẩm chè sau chế biến có chất lượng cao, mang lại giá trị kinh tế lớn để hình thành ngành công nghiệp chế biến chè tiên tiến tại Việt Nam.
Tận dụng tiềm năng, lợi thế về diện tích mặt nước, vùng lòng hồ thủy điện, nhiều hộ dân ở các huyện miền núi xứ Thanh đã phát triển sinh kế mới là nghề nuôi cá lồng. Việc phát triển thuận lợi của nghề nuôi mới đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, nhiều hộ trở nên giàu có với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Trong thông điệp nhân Ngày Quốc tế xóa nghèo (17/10), Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã kêu gọi nỗ lực làm mới cam kết vì một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.
Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 12/10, Ủy ban về các vấn đề kinh tế và tài chính của Khóa 77 Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tiến hành phiên thảo luận chung về xóa nghèo, phát triển nông nghiệp và an ninh lương thực. Tại đây, đại diện cho Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam cam kết xóa đói nghèo, đảm bảo an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững.
COVID-19 vốn đã làm đảo ngược thành tựu giảm nghèo mà thế giới duy trì đều đặn 25 năm qua, khiến số người trong cảnh nghèo cùng cực tăng lần đầu tiên sau hơn hai thập kỷ. Giờ đây, thêm tình trạng lạm phát gia tăng cùng với cuộc xung đột Nga - Ukraine, mục tiêu xóa nghèo vào năm 2030 càng bị chệch hướng.
Đầu xuân này, đến tỉnh Yên Bái - nơi có nhiều tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy làm đầu mối của vùng Tây Bắc với những thắng cảnh đẹp như ruộng bậc thang Mù Cang Chải, chè Suối Giàng, hồ Thác Bà, bỗng thấy lòng rộn ràng về sự đổi thay từ những con đường mới mở thênh thang về các bản làng, nối tiếp những nương đồi bát ngát màu xanh, hứa hẹn một cuộc sống bình yên, no đủ.
Là 1 trong 8 tỉnh được Chính phủ chọn để thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP về Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020 và Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015, những năm qua, công tác giảm nghèo luôn được Đảng bộ, chính quyền các cấp ở tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm và thực hiện có hiệu quả.
Ông Trần Khắc Hùng, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Nghệ An cho biết: Nguồn vốn tín dụng chính sách đã được ưu tiên tập trung cho toàn bộ 11 huyện miền Tây khó khăn của tỉnh, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm ở các huyện nghèo 30a, các xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135,134.
Nhân Ngày Quốc tế xóa nghèo 17/10, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã kêu gọi các nước trên thế giới thúc đẩy sự phục hồi mang tính chuyển đổi, toàn diện và bền vững sau đại dịch COVID-19 để xóa nghèo đồng thời kiến tạo một thế giới công bằng, phẩm giá và cơ hội cho tất cả mọi người.