Ngày 3/2, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết Bộ Y tế Uganda đã bắt đầu thử nghiệm vaccine ngừa chủng virus Ebola Sudan với sự hỗ trợ của cơ quan Liên hợp quốc.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 14/1 đã đưa ra cảnh báo đối với Tanzania cũng như các nước khác ở châu Phi đề phòng nguy cơ cao lây lan virus Marburg - loại virus hiếm gặp và nguy hiểm như virus Ebola, sau khi ghi nhận một đợt bùng phát nghi ngờ do loại virus này gây ra tại Tanzania khiến 8 người tử vong.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Bộ Y tế Nga và Kazakhstan đang tăng cường các biện pháp giám sát và kiểm soát tình hình dịch bệnh sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo về đợt bùng phát virus Marburg, loại virus này thuộc cùng họ với virus gây ra bệnh do virus Ebola.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ vừa đưa ra cảnh báo đối với đội ngũ y bác sĩ cũng như các cơ quan y tế nước này đề phòng nguy cơ lây nhiễm virus Marburg - loại virus hiếm gặp, nguy hiểm như virus Ebola.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 14/2 triệu tập cuộc họp khẩn sau khi có ít nhất 9 người tại Ghinea Xích đạo tử vong do sốt xuất huyết virus Marburg - "họ hàng" của virus Ebola.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 8/12, Chính phủ Uganda đã tiếp nhận 1.200 liều vaccine ngừa virus Ebola để sử dụng cho cuộc thử nghiệm lâm sàng nhằm chống lại chủng virus Ebola được ghi nhận tại Sudan đã lây lan ở nước này hồi tháng 9 vừa qua.
Ngày 24/10, Bộ Y tế Uganda thông báo quốc gia Đông Phi này ghi nhận thêm 9 ca nhiễm virus Ebola ở thủ đô Kampala, nâng tổng số ca nhiễm trên cả nước lên 14 ca trong 2 ngày qua.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 6/10 thông báo sẽ bắt đầu xét nghiệm những người nhập cảnh Mỹ đến từ Uganda nhằm phát hiện virus Ebola. Đây là một biện pháp phòng ngừa bổ sung của Washington nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Ngày 5/10, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết Uganda ghi nhận 63 ca mắc và nghi mắc virus Ebola trong đợt bùng phát dịch mới nhất, trong đó có tới 29 ca tử vong.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 3/10, Chính phủ Nam Sudan cho biết đã gửi 3 mẫu trong tổng số 5 trường hợp nghi ngờ nhiễm virus Ebola để xét nghiệm tại Nam Phi.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 29/9, Ban thư ký Cộng đồng Đông Phi (EAC) đã kêu gọi các nước thành viên của khối đẩy mạnh các hoạt động ứng phó và chuẩn bị khẩn cấp sau khi virus Ebola bùng phát ở Uganda.
Ngày 27/9, Bộ trưởng Y tế CHDC Congo Jean-Jacques Mbungani Mbanda cho biết nước này đã tuyên bố chấm dứt đợt dịch mới nhất của virus Ebola tại tỉnh Bắc Kivu, miền Đông CHDC Congo.
Ngày 23/9, Bộ Y tế Uganda cho biết số ca nhiễm virus Ebola ở nước này đã tăng lên 11 ca.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 21/9, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Phi (CDC châu Phi), cơ quan y tế chuyên ngành của Liên minh châu Phi (AU) đã kêu gọi nhà chức trách Uganda đẩy mạnh các biện pháp giám sát và kiểm soát virus Ebola.
Bộ Y tế Uganda và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 20/9 công bố dịch bệnh do virus Ebola gây ra bùng phát tại nước này.
CHDC Congo mới đây ghi nhận 5 ca mắc virus Ebola trong đợt bùng phát mới nhất dịch bệnh này tại khu vực Tây Bắc đất nước.
Ngày 26/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết Cộng hòa Dân chủ Congo ghi nhận ca tử vong thứ 2 do virus Ebola gây ra tại khu vực phía Tây Bắc nước này.
Các nhà khoa học cảnh báo dịch Ebola có thể tái bùng phát khi một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng loại virus này vẫn tồn tại trong não người nhiều năm sau khi khỏi bệnh.
Nếu SARS-CoV-2 đột biến thêm, nó có thể tạo ra một biến thể lây mạnh như Delta và chết chóc như virus Ebola.
Virus Ebola đã bị đánh bại, vaccine và thuốc điều trị đã kiểm soát căn bệnh gây chết người này. Đây là tuyên bố của Giáo sư Jean-Jaques Muyembe, người lần đầu tiên phát hiện virus Ebola hơn 40 năm trước.