Nhà thầu quân sự châu Âu MBDA vừa giới thiệu tên lửa phóng từ tàu ngầm thế hệ mới, có khả năng tấn công tàu chiến được bảo vệ nghiêm ngặt.
Nga đã quyết định đưa tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava phóng từ tàu ngầm vào phiên chế, qua đó hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của mình.
Truyền thông Anh dẫn các nguồn tin cho biết Anh sẽ phóng thử tên lửa đạn đạo Trident II D5 từ tàu ngầm hạt nhân HMS Vanguard được tân trang. Đây sẽ là lần đầu tiên Anh phóng thử một tên lửa đạn đạo kể từ năm 2016.
Báo Rodong Sinmun - cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên - ngày 29/1 đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã thị sát vụ phóng thử tên lửa hành trình từ tàu ngầm và dự án chế tạo tàu ngầm hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Theo hãng tin TASS của Nga, ngày 5/11, tàu ngầm hạt nhân mới Hoàng đế Alexander Đệ tam đã hoàn thành thành công vụ phóng thử tên lửa đạn đạo Bulava.
Dẫn các nguồn tin giấu tên của Bộ Quốc phòng cho Nga, nhật báo Izvestia cho biết Moskva đang bắt đầu phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) phóng từ tàu ngầm mới.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 11/4, Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo nước này sẽ phát triển các tên lửa tầm xa phóng từ tàu ngầm trong thời gian từ nay tới cuối tài khóa 2027.
Trong 2 tuần qua, Triều Tiên đã phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa từ tàu ngầm. Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un còn tiết lộ về phương tiện tấn công không người lái dưới nước mà ông nhấn mạnh rằng có thể phóng vũ khí hạt nhân gây ra “sóng thần phóng xạ quy mô lớn” và tiêu diệt chiến hạm của quân địch.
Ngày 13/3, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết nước này đã phóng thử thành công 2 tên lửa hành trình chiến lược từ tàu ngầm 8.24 Yongun từ ngoài khơi thành phố duyên hải Sinpo, phía Đông Triều Tiên vào sáng 12/3.
Trước thềm quân đội Ấn Độ thử tên lửa đạn đạo K-4 phóng từ tàu ngầm hạt nhân (SSBN), khoảng 4 - 6 tàu Hải quân Trung Quốc cùng một số tàu nghiên cứu và nhiều tàu cá Trung Quốc tiến vào Ấn Độ Dương.
Ấn Độ vừa tiến hành vụ thử tên lửa đạn đạo phóng tàu ngầm hạt nhân mà nước này sản xuất nội địa, hoàn thành bộ ba hạt nhân của New Delhi.
Ngày 14/10, Ấn Độ đã phóng thử thành công một tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm (SLBM) chạy bằng năng lượng hạt nhân do trong nước chế tạo.
Theo hãng tin Kyodo, Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, ông Toshiro Ino, ngày 9/10 cho biết 2 tên lửa đã được Triều Tiên phóng đi từ tàu ngầm, bay xa 350 km và đạt độ cao tối đa 100 km.
Ngày 24/9, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết nước này đã phát hiện những dấu hiệu cho thấy Triều Tiên đang chuẩn bị phóng một tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm (SLBM).
Hàn Quốc sẽ triệu tập một phiên họp của Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia (NSC) ngay trong ngày 7/5 để thảo luận về việc Triều Tiên phóng vật thể nghi là tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) trước đó cùng ngày.
Ngày 21/4, các nguồn tin Chính phủ Hàn Quốc cho biết nước này đã phóng thử thành công liên tiếp 2 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) trong tuần này. Đây là một dấu hiệu cho thấy loại tên lửa này sắp được triển khai hoạt động.
Chính phủ Nhật Bản ngày 14/4 cho biết nước này đang theo dõi sát sao các hoạt động quân sự của Nga sau khi Moskva tiến hành phóng thử tên lửa từ tàu ngầm tại Biển Nhật Bản.
Hình ảnh vệ tinh mới về Nhà máy đóng tàu Nam Sinpo (Triều Tiên) cho thấy Bình Nhưỡng có thể tiến hành một vụ thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) trong tương lai.
Ngày 21/10, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Suh Wook nhận định loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) mà Triều Tiên mới thử nghiệm dường như ở giai đoạn đầu phát triển và có thể đánh chặn.
Rạng sáng 21/10 (giờ Việt Nam), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp kín khẩn cấp về vấn đề Triều Tiên, một ngày sau khi hãng thông tấn của nước này đưa ra thông tin họ đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm.