Ngày 12/7, hội thảo “Công nghệ tương lai cho mục tiêu trung hòa khí thải (Net Zero) năm 2050: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam và Vương quốc Anh” đã được tổ chức tại Đại học Hoàng gia London (Imperial) với sự tham dự của các học giả, nhà khoa học, nhà nghiên cứu về Net Zero của Anh và Việt Nam.
Trong khi Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu chung của khối là trung hòa khí thải vào năm 2050, một sáng kiến có sự tham gia của 112 thành phố đặt ra mục tiêu tham vọng hơn, theo đó loại bỏ phát thải ròng khí nhà kính vào năm 2030.
Tàu chở hàng Pyxis Ocean chạy bằng sức gió được lắp đặt kết cấu đặc biệt giống như 2 cánh buồm lớn và vững chắc, được gọi là "WindWings", dự kiến sẽ cập cảng Gdynia của Ba Lan vào đầu tuần tới. Hai "cánh buồm" WindWings cao tới 37,5 m, sử dụng năng lượng gió để tàu di chuyển, góp phần giảm lượng phát thải khí CO2.
Ngày 18/4, tập đoàn công nghệ Apple đã công bố những tiến bộ đạt được trong việc hướng tới mục tiêu trung hòa carbon cho mọi sản phẩm vào năm 2030.
Ngày 18/1, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết nước này đang trên đà hướng tới mục tiêu trung hòa khí thải vào năm 2045 và một nền kinh tế trung hòa khí thải là “nhiệm vụ cơ bản của nước Đức trong thế kỷ này”.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Cơ quan Kiểm soát Năng lượng hạt nhân Indonesia (Bapeten) ngày 3/12 cho biết chính phủ nước này đặt mục tiêu xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên vào năm 2039 trong kế hoạch trung hòa khí thải carbon và nâng cao an ninh năng lượng quốc gia.
Bộ trưởng Dầu mỏ và Tài nguyên Khoáng sản Ai Cập Tarek El-Mulla ngày 11/11 cho biết nước này đang nỗ lực hiện thực hóa mục tiêu trung hòa khí thải carbon trong lĩnh vực dầu khí.
Bước vào nhiệm kỳ bằng một chương trình hành động mạnh mẽ về khí hậu, với mục tiêu trọng tâm là xây dựng một nền kinh tế trung hòa khí thải carbon vào năm 2050 và phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19, nhưng chính phủ liên minh 3 đảng của Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã trải qua sự khởi đầu với những thách thức lớn chưa từng có.
Những tuyên bố hành động nhằm trung hòa khí thải gây hiệu ứng nhà kính và cam kết giảm phát thải khí methane được các nhà lãnh đạo nhất trí tại hội nghị khí hậu toàn cầu đang diễn ra tại Vương quốc Anh sẽ giúp thế giới tiến gần hơn mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Thủ tướng Australia Scott Morrison ngày 30/10 kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới cho phép các quốc gia xác định con đường riêng của mình để đạt mục tiêu trung hòa khí thải.
Ngày 24/10, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành hướng dẫn về các biện pháp sơ bộ nhằm đạt được mục tiêu đạt mức phát thải đỉnh điểm vào năm 2030 và trung hòa khí thải carbon trước năm 2060.
Ngày 6/7, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất một Tiêu chuẩn trái phiếu xanh châu Âu nhằm thu hút đầu tư vào các dự án, qua đó giúp Liên minh châu Âu (EU) đạt được mục tiêu trung hòa khí thải carbon vào năm 2050.
Lần đầu tiên kể từ năm 2019 và sau khi hàng loạt quốc gia phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính hàng đầu thế giới đưa ra những cam kết mạnh hơn về trung hòa khí thải, Liên hợp quốc đã nối lại các cuộc đàm phán về khí hậu từ ngày 31/5 theo hình thức trực tuyến.
Ngày 20/5, các bộ trưởng môi trường Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) đã bắt đầu hội nghị trực tuyến 2 ngày, với trọng tâm khẳng định cam kết thực hiện mục tiêu đến năm 2050 trung hòa khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Ngày 18/5, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho rằng thế giới cần loại bỏ tất cả dự án khai thác nhiên liệu hóa thạch trong tương lai nếu muốn đạt được mục tiêu trung hòa khí thải vào năm 2050 và hạn chế sự tăng nhiệt độ Trái Đất ở mức 1,5 độ C.
Mỹ sẽ tham gia nỗ lực toàn cầu nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2050 đạt được trung hòa khí thải trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường biển.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres cho rằng toàn thế giới đang rời xa mục tiêu trung hòa khí thải carbon vào năm 2050, qua đó nhấn mạnh tầm quan trọng đẩy nhanh tốc độ hiện thực hóa mục tiêu này trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu.