Ngày 20/11, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP Hồ Chí Minh cơ sở 2 (tại địa chỉ 201 Phạm Viết Chánh, Quận 1) chính thức tiếp nhận những bệnh nhân đầu tiên sau khi nhận bàn giao từ Bệnh viện Truyền máu - Huyết học. Đây là phương án tình thế nhằm giảm áp lực cho cơ sở 1 từ lâu đã quá tải.
Bệnh viện Dã chiến số 13 với công suất tối đa 1.800 giường bệnh sẵn sàng kích hoạt khi có yêu cầu, các bệnh viện khôi phục trở lại Khoa/Đơn vị điều trị COVID-19, sẵn sàng tiếp nhận người bệnh.
Trong những ngày nghỉ lễ Quốc khánh, các bệnh viện phải sẵn sàng thuốc, máu, dịch truyền... để tiếp nhận người bệnh 24/24 giờ, tuyệt đối không được từ chối tiếp nhận người bệnh cấp cứu và không vì thủ tục hành chính hoặc vì bất cứ lý do gì mà làm chậm trễ việc cấp cứu người bệnh.
Bộ Y tế vừa có Quyết định giao nhiệm vụ cho các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế tiếp nhận điều trị người bệnh COVID-19.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên vừa có thông báo từ 9 giờ 30 phút ngày 3/11, bệnh viện tạm ngừng tiếp nhận người bệnh đến đăng ký khám bệnh, chữa bệnh nội trú, ngoại trú, người bệnh chuyển tuyến thông thường để tập trung tầm soát dịch COVID-19 trong bệnh viện cho đến khi có thông báo mới.
Sau khi có hai Bệnh viện Quận 7 và Bệnh viện Đa khoa Khu vực Củ Chi trở về công năng tiếp nhận người bệnh không mắc COVID-19, Sở Y tế Thành phố đang lên lộ trình đến 31/12/2021 đưa toàn bộ các bệnh viện trên địa bàn phục hồi công năng ban đầu.
Để giảm mật độ người tại bệnh viện, Bệnh viện Việt Đức đã phối hợp với Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Thanh Nhàn và Bệnh viện Đức Giang tiếp nhận người bệnh sang tiếp tục điều trị.
Giám đốc Sở Y tế Bình Phước Quách Ái Đức vừa ký ban hành công văn yêu cầu các cơ sở y tế trên địa bàn sẵn sàng tiếp nhận người bệnh đến khám, cấp cứu tại đơn vị.
Ngày 16/8, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh Tăng Chí Thượng đã có công văn hỏa tốc gửi đến các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố đề nghị phải sẵn sàng tiếp nhận người bệnh đến cấp cứu tại đơn vị.
Ngày 5/8, Giám đốc Sở Y tế TPố Hồ Chí Minh Nguyễn Tấn Bỉnh đã có văn bản hỏa tốc gửi Trung tâm Cấp cứu 115; các bệnh viện trong và ngoài công lập; các bệnh viện điều trị COVID-19 và Trung tâm Y tế các quận, huyện về việc sẵn sàng tiếp nhận người bệnh đến khám, cấp cứu, không để xảy ra tình trạng chậm trễ hoặc từ chối tiếp nhận người bệnh.
Với số ca bệnh như hiện tại, Hà Nội đã huy động 3 bệnh viện (trong số 5 bệnh viện đã được phân công) luôn sẵn sàng tham gia tiếp nhận người bệnh COVID-19 là: Bệnh viện Bắc Thăng Long, Bệnh viện Đức Giang, Bệnh viện Thanh Nhàn.
Sáng 3/7, thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 1 (Thành phố Hồ Chí Minh), bệnh viện này đã phải ngừng tiếp nhận người bệnh nội trú khu C do có 4 trường hợp là bệnh nhi, thân nhân dương tính với SARS-CoV-2.
Sáng 2/7, Sở Y tế Bình Thuận cho biết, đơn vị đã ban hành thông báo khẩn số 19 về việc tiếp tục tạm dừng tiếp nhận người bệnh đến khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Khoa Sản tiếp tục thực hiện phong tỏa nghiêm ngặt theo quy định.
Liên quan đến trường hợp dương tính lần 1 với SARS-CoV-2 tại Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận, sáng 24/6, Sở Y tế tỉnh Bình Thuận thông báo tạm dừng tiếp nhận người bệnh đến khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh trong thời gian 3 ngày để triển khai các biện pháp khẩn cấp phòng, chống dịch.
Tin từ Bệnh viện đa khoa Đức Giang, từ 0 giờ ngày 20/6, Bệnh viện đa khoa Đức Giang mở phong tỏa, tiếp nhận người bệnh đến khám, điều trị trở lại.
Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đề nghị Hà Nội chỉ đạo Bệnh viện đa khoa Đông Anh, Bệnh viện đa khoa Đức Giang chuẩn bị tiếp nhận người bệnh từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương chuyển về.
Chiều 1/2, Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng đã phong tỏa, tạm thời dừng tiếp nhận người bệnh do liên quan đến ca bệnh 1.833 tại tỉnh Hải Dương vừa được công bố.
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh vừa phân công 9 bệnh viện trên địa bàn tiếp nhận người bệnh cần chăm sóc trong thời gian cách ly nhằm đảm bảo các quy định phòng, chống dịch COVID-19.
Sau ngày 15/5, Bệnh viện Bạch Mai mới bắt đầu tiếp nhận người bệnh cấp cứu từ cộng đồng, khôi phục mổ phiên, dự kiến chỉ hoạt động khoảng 30% giường bệnh… nếu dịch COVID-19 không diễn biến phức tạp.
Thông tin từ Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết vừa tiếp nhận người bệnh Đ. T. B (46 tuổi, ở Thái Nguyên) bị tổn thương, viêm phổi trầm trọng do dùng miệng hút dầu diesel dẫn đến bị sặc. Một lượng dầu lớn đã xâm nhập vào phổi, nhiều váng dầu đọng lại trên các phế nang và nhu mô phổi.