Trong văn bản mới nhất, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã yêu cầu các Sở, ban, ngành, các địa phương trong tỉnh thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính (TTHC) phục vụ người dân, doanh nghiệp, phấn đấu đến ngày 30/10/2024 cắt giảm ít nhất 20% TTHC và 20% chi phí tuân thủ TTHC, 100% TTHC nội bộ được rà soát, đơn giản hoá.
Tân Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 1/10/2024 cam kết khôi phục niềm tin của công chúng đối với đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền bằng cách thúc đẩy cải cách chính trị và sớm đưa ra gói hỗ trợ mới để giảm bớt lo lắng của người dân trước tình trạng giá cả tăng cao. Ông Ishiba cũng cam kết thúc đẩy việc tạo ra một thỏa thuận an ninh tập thể kiểu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mang phong cách châu Á.
Ngày 1/10, tân Thủ tướng Nhật Bản, ông Shigeru Ishiba cam kết khôi phục niềm tin của công chúng đối với đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền bằng cách thúc đẩy cải cách chính trị và sớm đưa ra gói hỗ trợ mới để giảm bớt lo lắng của người dân trước tình trạng giá cả tăng cao.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 26/9, Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty đã kêu gọi Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) đóng vai trò chủ chốt trong việc cải cách cơ cấu tài chính quốc tế và cung cấp đủ nguồn tài chính cho các quốc gia đang phát triển.
Trong cuộc họp báo ngày 29/8, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đưa ra cam kết mạnh mẽ cải cách quỹ lương hưu quốc gia nhằm đảm bảo tính bền vững của quỹ. Ông cũng đồng thời tái khẳng định cam kết tăng số lượng bác sĩ và cải tổ hệ thống y tế quốc gia để đảm bảo người dân tiếp cận các dịch vụ y tế ở những khu vực không phải thủ đô, bất chấp bất đồng kéo dài với các bác sĩ về kế hoạch của chính phủ tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào trường y.
Năm 2014, Trung Quốc giới thiệu khái niệm “an ninh quốc gia toàn diện” với an ninh kinh tế là nền tảng. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 và những thách thức nội tại như vấn đề nhân khẩu học, rủi ro tài chính từ lĩnh vực bất động sản, cùng áp lực bên ngoài đã bộc lộ những điểm yếu của nền kinh tế Trung Quốc. Trong bối cảnh này, Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy cải cách kinh tế và chiến lược phát triển công nghệ cao nhằm xây dựng khả năng phục hồi và bảo vệ an ninh quốc gia.
Tổng thống Argentina, Javier Milei, ngày 25/5 cam kết sẽ cắt giảm đáng kể nhiều loại thuế trong nền kinh tế, để đổi lấy việc Thượng viện phê chuẩn Luật Cơ bản, trong nỗ lực thúc đẩy cải cách sâu rộng nền kinh tế quốc gia Nam Mỹ.
Chiều ngày 13/3 tại Hà Nội, Công đoàn Viên chức Việt Nam và Bộ Nội vụ đã tổ chức lễ ký kết Kế hoạch phối hợp công tác năm 2024.
Sau hội nghị quốc tế về Khảo thí Ngoại ngữ New Directions Đông Á lần thứ 11 của Hội đồng Anh được tổ chức tại Việt Nam, ông Steve Adams, Giám đốc các chương trình thi quốc tế khu vực Đông Nam Á của Hội đồng Anh đã có những chia sẻ với phóng viên báo Tin tức về vai trò của tiếng Anh trong việc thúc đẩy cải cách hệ thống giáo dục học tập ở Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung.
Thực thi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) đã góp phần thúc đẩy cải cách thể chế, chính sách của Việt Nam; tạo động lực đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa, doanh nghiệp Việt Nam... Mặc dù vậy, những kết quả thực thi FTA trong những năm vừa qua cho thấy Việt Nam vẫn còn dư địa rất lớn để khai thác hiệu quả hơn nữa các thị trường này.
Chiều 4/8, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (Dự án LinkSME).
Ngày 20/7, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã kêu gọi "nhìn nhận lại một cách nghiêm túc và toàn diện" về việc cải cách các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ, đồng thời nhấn mạnh "những hạn chế" đối với hiệu quả của các hoạt động này.
Hàng chục nghìn người biểu tình Israel ngày 15/7 đã đổ ra đường phố Tel Aviv và nhiều nơi khác trên khắp cả nước để phản đối kế hoạch thúc đẩy cải cách hệ thống tư pháp của chính phủ liên minh cầm quyền hiện nay.
Theo Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính 2022 - APCI 2022 (do Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ thực hiện thông qua dự án hỗ trợ kỹ thuật Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa LinkSME của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ), tỷ lệ thực hiện dịch vụ công trực tuyến của các thủ tục hành chính về đất đai còn rất “khiêm tốn”.
Đồng hành cùng với nỗ lực của Chính phủ trong thúc đẩy cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm, đơn giản hóa quy định, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, là sự đóng góp của Dự án Hỗ trợ kỹ thuật thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) hỗ trợ trong suốt 5 năm qua.
Ngày 15/6, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về chủ đề “Quyền tiếp cận công lý bình đẳng cho tất cả mọi người: Thúc đẩy cải cách vì xã hội hòa bình, công bằng và bao trùm” dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch ĐHĐ LHQ Khóa 77, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ.
Ngày 24/3, tại Berlin, Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser đã có cuộc họp với những người đồng cấp từ 5 quốc gia khác trong Liên minh châu Âu (EU) gồm Thụy Điển, Italy, Pháp, Tây Ban Nha và Bỉ, nhằm thảo luận vấn đề cải cách chính sách di cư và tị nạn của EU.
Tại Hội nghị Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sáng 24/3, tại Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Trị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh, với những quyết tâm nỗ lực lớn của các đơn vị trong cải cách hành chính đã góp phần duy trì được đà tăng trưởng khá cao, toàn diện, các chỉ tiêu chính mà Chính phủ giao.
Ngày 22/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố sẽ thúc đẩy cải cách lương hưu bất chấp các ý kiến phản đối dẫn tới các cuộc biểu tình và đình công liên tiếp trong thời gian gần đây.
Đơn giản hóa quy định và cắt giảm chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, tạo thuận lợi tối đa trong việc phục vụ người dân, doanh nghiệp là mục tiêu của Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025 tại Nghị quyết số 68/NQ-CP và cũng là mục tiêu dự án LinkSME (Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa) của USAID tài trợ cho Việt Nam.