Ông Sergey Shoigu, Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Nga, cảnh báo rằng việc đưa quân đội nước ngoài tới Ukraine, kể cả dưới danh nghĩa lực lượng gìn giữ hòa bình, cũng có thể dẫn đến đối đầu quân sự trực tiếp giữa Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và thậm chí có thể làm bùng phát một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Nga tuyên bố bất kỳ lực lượng quân đội nước ngoài nào hiện diện tại Ukraine đều phải có sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Các cuộc thảo luận về sự hiện diện của quân đội nước ngoài tại Ukraine như một đảm bảo an ninh sau thỏa thuận ngừng bắn đã trở nên sôi động hơn sau cuộc họp tại Paris giữa Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Bộ trưởng quốc phòng Estonia Pevkur cảnh báo rằng việc đưa quân đội nước ngoài vào Ukraine tiềm ẩn rủi ro lớn hơn lợi ích.
Ngày 27/1, Iraq và Mỹ đã tổ chức "vòng đàm phán đầu tiên" về tương lai của quân đội Mỹ và các nước khác ở nước này.
Tại cuộc mít tinh mừng thắng lợi trong cuộc bầu cử vừa qua ở Maldives, Tổng thống đắc cử Mohamed Muizzu tuyên bố các lực lượng quân sự nước ngoài sẽ không được phép ở lại nước này.
Hội đồng Hòa bình và An ninh (PSC) của Liên minh châu Phi ngày 16/8 đã lên tiếng phản đối việc triển khai quân đội nước ngoài đến Niger để khôi phục trật tự hiến pháp, đồng thời buộc chính quyền quân sự tại nước này phải trả tự do cho Tổng thống bị lật đổ Mohamed Bazoum.
Kiev đã bác bỏ ý tưởng về việc gửi quân đội nước ngoài do Ba Lan dẫn đầu đến Ukraine.
Theo mạng tin Arab (Arabnews) ngày 16/1, Thủ tướng Iraq Mohammed Shia Al-Sudani đã ủng hộ hiện diện “không giới hạn” của quân đội Mỹ và nước ngoài khác tại quốc gia Trung Đông này.
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry ngày 21/10 đã khẳng định với Thủ tướng Libya Abdel-Hamid Dbeibah rằng nước này ủng hộ tất cả các nỗ lực nhằm thực hiện đầy đủ lộ trình chính trị đã được các phe phái Libya thống nhất và đảm bảo rút tất cả các lực lượng quân đội nước ngoài ra khỏi lãnh thổ quốc gia Bắc Phi này.
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, Liên hợp quốc (LHQ) ngày 8/10 thông báo các phái đoàn quân sự Libya đã nhất trí về một "kế hoạch hành động toàn diện" nhằm rút hết lính đánh thuê và quân đội nước ngoài ra khỏi nước này.
Ngày 4/8, Nhà Trắng đã phản đối sự can dự của tất cả các quân đội nước ngoài ở Libya, bao gồm cả việc sử dụng lính đánh thuê cùng các nhà thầu quân sự.
Nhiều lãnh đạo nước ngoài đã trực tiếp đến Moskva dự Lễ duyệt binh kỷ niệm 75 năm Ngày Chiến thắng phát xít tổ chức ở Quảng trường Đỏ ngày 24/6.
Ngày 7/1, một số quân đội nước ngoài triển khai tại Iraq đang di chuyển trong bối cảnh gia tăng quan ngại về khả năng Iran hành động trả đũa vụ không kích của Mỹ làm thiệt mạng Tướng Qassem Soleimani, Tư lệnh đơn vị Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).
Ngày 5/1, Quốc hội Iraq đã tổ chức phiên họp bất thường để thông qua một nghị quyết yêu cầu quân đội nước ngoài phải rút khỏi quốc gia này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 13/10 nhấn mạnh quân đội nước ngoài cần rời khỏi Syria, trừ phi Chính phủ Syria đề nghị họ ở lại.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 28/5 cho biết nước này ủng hộ việc rút toàn bộ quân đội nước ngoài ra khỏi Afghanistan.
Nga khẳng định nước này khai thác Bắc Cực bằng con đường hòa bình và không gây ra mối đe dọa đối với các nước khác, tuy nhiên trong trường hợp có sự tăng cường hiện diện quân đội nước ngoài trong khu vực, Nga sẽ có các biện pháp phòng ngừa cần thiết để ngăn chặn căng thẳng leo thang.
Theo hãng thông tấn Kyodo (Nhật Bản), lực lượng Taliban ở Afghanistan đã bày tỏ sẵn sàng ngồi xuống đàm phán với Chính phủ Afghanistan sau khi quân đội nước ngoài rút khỏi nước này.
Quốc hội Iraq ngày 1/3 thông qua một nghị quyết kêu gọi chính phủ vạch ra một thời gian biểu cho việc rút các binh sĩ nước ngoài khỏi nước này.