Cuộc giao tranh vào tháng 10/2023 giữa phong trào Hamas ở Dải Gaza và Israel đã trở thành chương đẫm máu nhất trong lịch sử xung đột Palestine - Israel và là cuộc khủng hoảng an ninh quan trọng nhất ở Trung Đông kể từ Chiến tranh Arab - Israel năm 1973.
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, đại diện của các nước châu Âu, Arab và Hồi giáo đã nhóm họp tại thủ đô Madrid vào ngày 13/9 để đàm phán về giải pháp hai nhà nước cho vấn đề Palestine và Israel, cũng như thúc đẩy chấm dứt cuộc xung đột ở Dải Gaza.
Ngày 29/11, Liên hợp quốc (LHQ) kêu gọi cộng đồng quốc tế tiến tới giải pháp hai nhà nước để giải quyết xung đột Palestine - Israel, tái khẳng định Jerusalem nên là thủ đô của cả hai nhà nước.
Ngày 20/11, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cho rằng một Chính quyền Palestine (PA) vững mạnh hơn sẽ đảm đương các trách nhiệm ở Gaza sau cuộc khủng hoảng hiện nay và quốc tế sẽ nỗ lực thúc đẩy hướng tới giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột Palestine - Israel.
Nga nhấn mạnh rằng việc chấm dứt chiến sự và áp dụng các biện pháp giải quyết vấn đề nhân đạo là nhiệm vụ cấp bách trong xung đột Palestine-Israel.
Trong một bản ghi nhớ bị rò rỉ, các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ đã chỉ trích phương án tiếp cận xung đột Palestine-Israel của chính quyền Tổng thống Joe Biden, kêu gọi lên án công khai hơn nữa các hành động của Israel.
Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 8/10 ra tuyên bố bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về tác động của cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas đối với những người dân đang phải vật lộn để có được nguồn cung cấp thực phẩm thiết yếu.
Ngày 5/3, Quốc vương Abdullah II của Jordan đã nhấn mạnh sự cần thiết phải giảm leo thang căng thẳng và khôi phục hòa bình ở các vùng lãnh thổ của Palestine, cũng như chấm dứt mọi hành động đơn phương làm suy yếu sự ổn định và triển vọng hòa bình.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 18/2 đã có các cuộc điện đàm riêng rẽ với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Tổng thống Palestine Mahmud Abbas, trong đó tái khẳng định sự ủng hộ của Washington đối với "giải pháp hai nhà nước" trong khu vực, cũng như đề nghị hai bên "khôi phục sự bình tĩnh".
Chính quyền Palestine ngày 20/11 khẳng định duy trì cam kết thiết lập hòa bình tại Trung Đông thông qua việc thực thi các nghị quyết quốc tế liên quan.
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 9/3, bên lề phiên họp thường kỳ cấp bộ trưởng lần thứ 157 của Hội đồng Liên đoàn Arab ở Cairo, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry đã có cuộc gặp với hai người đồng cấp Jordan và Palestine, trong nỗ lực nhằm khôi phục tiến trình đàm phán hòa bình và giải quyết xung đột Palestine-Israel.
Thủ tướng Palestine Mohammed Ishtaye ngày 1/9 tuyên bố Palestine hoan nghênh mọi sáng kiến quốc tế giải quyết cuộc xung đột Palestine – Israel.
Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi ngày 28/6 nhấn mạnh tiếp tục ủng hộ các nỗ lực tái thiết Dải Gaza sau đợt giao tranh hồi tháng 5, cũng như tìm giải pháp cho vấn đề Israel-Palestine.
Phóng viên TTXVN tại Cairo đưa tin, Ai Cập và Jordan ngày 31/5 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của một khuôn khổ chính trị cho phép nối lại các cuộc đàm phán giữa Palestine và Israel trên cơ sở giải pháp hai nhà nước.
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Nội các Israel tối 20/5 (giờ địa phương) đã nhất trí thông qua lệnh ngừng bắn đơn phương tại Dải Gaza.
Quân đội Israel cho biết đã nã pháo vào miền Nam Liban tối 17/5 sau khi 6 rocket từ khu vực này phóng về phía Israel nhưng sau đó rơi trong lãnh thổ Liban.
Ba quả tên lửa từ Lebanon đã phóng đến Israel ngày 13/5. Nhiều chuyên gia lo ngại bạo lực giữa Israel và phong trào Hamas tại Dải Gaza có thể lan rộng đến những nơi khác trong khu vực.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn nhân quyền luôn ở trung tâm trong chính sách đối ngoại. Xung đột Palestine-Israel là sự kiện để ông Biden chứng minh cam kết này.
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông - Bắc Phi, ngày 18/1, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi đã có cuộc hội đàm với Quốc vương Jordan Abdullah II trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Amman, nhằm tăng cường hợp tác song phương và thúc đẩy các nỗ lực "hồi sinh" tiến trình đàm phán để giải quyết cuộc xung đột Israel-Palestine.
Ngày 19/11, Chính quyền Palestine (PA) và các quan chức của Israel đã tổ chức cuộc họp song phương đầu tiên sau khi PA tuyên bố nối lại quan hệ với Israel sau 6 tháng tẩy chay vì kế hoạch sáp nhập khu Bờ Tây của Israel.