Một căn cứ người Kurd ở Syria được liên minh do Mỹ đứng đầu sử dụng bị tấn công bởi máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ.
Nga đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ kiềm chế ở Syria sau khi Ankara tiến hành các vụ không kích nhằm vào khu vực người Kurd ở Syria và Iraq.
Số phụ nữ và trẻ em nước ngoài là thành viên tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hồi hương từ các trại giam ở Đông Bắc Syria trong năm 2022 đã lên tới mức cao kỷ lục. Đây là thông tin được lực lượng người Kurd ở Syria đưa ra ngày 8/11.
Ngày 28/7, lực lượng người Kurd ở Syria cho biết vừa tìm thấy thi thể của khoảng 30 người trong một ngôi mộ tập thể ở miền Bắc Syria. Một quan sát viên quân sự cho rằng rất có thể những người này đã bị các phần tử thánh chiến sát hại.
Thổ Nhĩ Kỳ đã thất bại trong việc thu hút sự ủng hộ của Nga và Iran cho một cuộc can thiệp quân sự mới nhằm vào lực lượng người Kurd ở Syria.
Ngày 23/1, Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), tập hợp người Kurd ở Syria, đã siết chặt vòng vây một nhà tù ở thành phố al-Hasaka, nơi các phần tử của tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng đã tiến hành cuộc tấn công quy mô lớn nhằm giải cứu đồng bọn. IS đã kiểm soát được nhà tù này vào ngày 22/1.
Ngày 25/10, Bộ trưởng Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ Abdulhamit Gul tuyên bố chính quyền Mỹ phải dẫn độ tướng Mazloum Kobani - Chỉ huy Các Lực lượng dân chủ Syria (SDF) của người Kurd tại Syria - tới Thổ Nhĩ Kỳ khi người này nhập cảnh Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức tuyên bố chấm dứt các lệnh trừng phạt chống Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày 23/10, sau khi đạt thỏa thuận với Nga về Syria, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tuyên bố nước này chính thức dừng chiến dịch quân sự "Mùa xuân Hòa bình" chống lại người Kurd ở Syria. Ngoài ra, Ankara cũng xem xét lại một số kế hoạch của mình tại đất nước Trung Đông.
Chỉ huy các lực lượng người Kurd Mazloum Abdi ngày 19/10 khẳng định đã nối lại các chiến dịch quân sự chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria.
Ngày 18/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cảnh báo sẽ nối lại chiến dịch quân sự nhằm vào lực lượng vũ trang người Kurd tại Syria vào tối 22/10 nếu thỏa thuận với Mỹ về việc tạm ngừng chiến dịch và cho phép các lực lượng người Kurd rút khỏi khu vực không được thực thi đầy đủ.
Ngày 18/10, xung đột vẫn diễn ra rải rác giữa các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng người Kurd tại thị trấn Ras al-Ain ở biên giới Syria, mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý ngừng bắn trong 5 ngày để các lực lượng người Kurd rút lui.
Ngày 17/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết nước này hối thúc các bên trong cuộc xung đột ở Syria kiềm chế tối đa và tránh leo thang căng thẳng trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành chiến dịch quân sự chống người Kurd ở miền Bắc Syria.
Ngày 17/10, tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng tuyên bố đã “trả tự do” cho những phụ nữ bị lực lượng người Kurd (Cuốc) tại Syria bắt giữ.
Ngày 16/10, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về nguy cơ tình hình nhân đạo trở nên tồi tệ hơn ở vùng Đông Bắc Syria và việc các tay súng của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trốn thoát.
Hai ngày sau khi tuyên bố áp đặt trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ liên quan chiến dịch quân sự của nước này ở miền Bắc Syria, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khẳng định cuộc tấn công của Ankara không phải là việc của Washington.
Ngày 16/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bác bỏ việc ông đã "bật đèn xanh" cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát động chiến dịch tấn công người Kurd ở Đông Bắc Syria.
Chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ tấn công người Kurd ở Syria đã gây xung đột giữa cộng đồng người Kurd với cộng đồng Thổ Nhĩ Kỳ tại Đức.
Ngày 14/10, Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ liên quan tới việc Ankara phát động Chiến dịch ‘Mùa xuân Hòa bình’ tấn công lực lượng người Kurd vốn là đồng minh của Washington ở Đông Bắc Syria.
Tờ El Pais của Tây Ban Nha đưa tin chính phủ nước này sẽ rút các hệ thống phòng không Patriot đặt tại Thổ Nhĩ Kỳ nếu cuộc chiến của Ankara nhằm vào người Kurd ở Syria leo thang trầm trọng.