Mặc dù có sự gia tăng lời kêu gọi sáp nhập Bờ Tây từ các chính trị gia Israel, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cảnh báo rằng việc này có thể gây thiệt hại cho các mục tiêu chiến lược rộng lớn hơn của Washington tại Trung Đông.
Lời kêu gọi động viên quân của Tổng thống Putin được đưa ra sau khi quân đội Ukraine đạt một số bước tiến trên chiến trường, gây tổn thất cho lực lượng Nga và trong bối cảnh Moskva có kế hoạch sáp nhập các vùng lãnh thổ của Ukraine.
Ngày 19/11, Chính quyền Palestine (PA) và các quan chức của Israel đã tổ chức cuộc họp song phương đầu tiên sau khi PA tuyên bố nối lại quan hệ với Israel sau 6 tháng tẩy chay vì kế hoạch sáp nhập khu Bờ Tây của Israel.
Ngày 3/10, Tổng Thư ký Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) Saeb Erekat cho biết Israel vẫn đang thực kế hoạch sáp nhập các vùng lãnh thổ rộng lớn ở Bờ Tây thông qua việc tăng cường mở rộng khu định cư.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Tổng Thư ký Liên đoàn Arab (AL) Ahmed Aboul-Gheit nhận định Israel đã đình chỉ kế hoạch sáp nhập Bờ Tây vì ký kết thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
Ngày 14/8, Đức đã hoan nghênh thỏa thuận bình thường hóa quan hệ được đánh giá là lịch sử giữa Israel và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), trong đó nhà nước Do Thái cam kết đình chỉ kế hoạch sáp nhập các vùng lãnh thổ thuộc Palestine.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/8 thông báo Israel cho biết sẽ “tạm hoãn” các kế hoạch sáp nhập khu Bờ Tây, như một phần trong một thỏa thuận hòa bình mới với Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 3/8 khẳng định kế hoạch sáp nhập các khu vực thuộc vùng Bờ Tây chưa bị loại khỏi chương trình nghị sự.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas thông báo chính quyền Palestine sẵn sàng nối lại các cuộc hòa đàm bị đình trệ nếu Israel dừng kế hoạch sáp nhập một số khu vực Bờ Tây.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu không nên thôn tính vùng lãnh thổ Bờ Tây của Palestine.
Ngày 7/7, Ai Cập, Pháp, Đức và Jordan đã cảnh báo việc Israel sáp nhập các phần lãnh thổ của Palestine có thể gây tổn hại cho các mối quan hệ song phương.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 5/7, chính quyền Palestine cho biết đang tìm cách xây dựng liên minh quốc tế nhằm ngăn cản kế hoạch sáp nhập Bờ Tây của Israel thông qua các nỗ lực ngoại giao trên toàn thế giới.
Văn phòng Thủ tướng Israel ngày 1/7 cho biết trong những ngày tới Thủ tướng Benjamin Netanyahu sẽ tiếp tục thảo luận với giới chức an ninh nước này cũng như với Mỹ về kế hoạch sáp nhập khu Bờ Tây.
Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 1/7 cảnh báo Israel không nên triển khai kế hoạch sáp nhập một số khu vực của Bờ Tây, cho rằng đó là hành động phi pháp và đi ngược lại lợi ích của chính Nhà nước Do Thái.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, trong cuộc điện đàm ngày 29/6 với người đồng cấp Thụy Sĩ Simonetta Sommaruga, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas nêu rõ ông phản đối kế hoạch sáp nhập của Israel tại Bờ Tây với bất kỳ quy mô nào.
Ngày 29/6, Cao ủy Liên hợp quốc về Nhân quyền Michelle Bachelet tuyên bố kế hoạch của Israel sáp nhập một phần lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng ở Bờ Tây là "trái phép", đồng thời cảnh báo động thái này có thể gây ra hậu quả "thảm khốc".
Trước kế hoạch sáp nhập Bờ Tây của Israel khiến cộng đồng quốc tế lo ngại, Liên hợp quốc (LHQ) đã hối thúc Liên minh châu Âu (EU) có hành động ngăn cản phù hợp.
Tờ "Times of Israel" ngày 26/6 dẫn nguồn từ Kênh 12 cho biết Israel đã chuyển thông điệp tới Tổng thống Chính quyền Palestine (PA) Mahmoud Abbas rằng Israel không có kế hoạch sáp nhập Thung lũng Jordan, thay vào đó sẽ chỉ sáp nhập 2 hoặc 3 khu định cư Do Thái ở Bờ Tây.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas ngày 24/6 cảnh báo, nếu Israel thực hiện kế hoạch sáp nhập các vùng lãnh thổ ở Bờ Tây thì nước này sẽ trở thành một cường quốc chiếm đóng.
Ngày 24/6, trên 1.000 nghị sĩ thuộc 25 quốc gia châu Âu đã kêu gọi các nhà lãnh đạo can thiệp và ngăn chặn Israel thực hiện kế hoạch sáp nhập các khu vực thuộc vùng Bờ Tây bị chiếm đóng.