Thông qua các hoạt động luyện tập thể dục thể thao sẽ góp phần hỗ trợ người khuyết tật phục hồi chức năng, rèn luyện nâng cao sức khỏe, kỹ năng sống, tự tin hòa nhập cộng đồng.
Với phương châm không để người khuyết tật nào bị bỏ lại phía sau, những năm qua, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc hỗ trợ người khuyết tật vươn lên hòa nhập cộng đồng.
Đó là phản ánh từ đại diện các hội về người khuyết tật tại Hội nghị triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam ngày 28/12.
Cách đây hơn 4 năm, Trung tâm Nghiên cứu và hòa nhập cộng đồng thành phố Đà Nẵng đã khởi xướng dự án “Tái chế vì hạnh phúc” hỗ trợ người khuyết tật thực hiện tái chế rác từ vải thải để may thành những sản phẩm thời trang hữu ích.
Cách đây hơn 4 năm, Trung tâm Nghiên cứu và hòa nhập cộng đồng thành phố Đà Nẵng (trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Đà Nẵng) đã khởi xướng dự án “Tái chế vì hạnh phúc” hỗ trợ người khuyết tật thực hiện tái chế rác từ vải thải để may thành những sản phẩm thời trang hữu ích.
Trong thế giới công nghệ không ngừng cải tiến, thiết bị điện tử được sử dụng ngày càng nhiều đồng nghĩa rằng những rác thải điện tử cũng đang chồng chất. Có rất nhiều ý tưởng tái chế những rác thải này, một trong số đó đến từ đất nước Kenya xa xôi, nơi sáng tạo công nghệ vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam, nguồn vốn viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài đã giúp tỉnh Quảng Trị phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế; hỗ trợ người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam, ứng phó với biến đổi khí hậu và nhất là có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh.
Bằng cách nhíu mày hoặc mỉm cười, người gặp các vấn đề về sức khỏe hay lời nói giờ đây có thể thực hiện được những thao tác trên các mẫu smartphone sử dụng hệ điều hành Android thông qua ứng dụng mới được Google công bố.
Ngày 26/7, nhằm động viên người khuyết tật trên địa bàn thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã hỗ trợ hội viên Hội Người mù, Hội Người khuyết tật thành phố 200 suất quà với tổng trị giá 250 triệu đồng.
Chiều 20/1, tại thành phố Biên Hòa (Đồng Nai), Bộ Quốc phòng - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam (gọi tắt là Ban Chỉ đạo Quốc gia 701) và Cơ quan Phát triển quốc tế Hòa Kỳ tổ chức Lễ công bố kết quả xử lý dioxin Hồ Cổng 2, sân bay Biên Hòa; khởi động Dự án hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam tại các tỉnh ưu tiên; ký kết Ý định thư về hợp tác truyền thông khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam.
Thấu hiểu những bất lợi về cơ thể và hạn chế tiếp cận của người khuyết tật đối với công tác cứu hộ trong thảm họa, ngày 23/11, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam (USAID) và Viện Nghiên cứu phát triển cộng đồng (ACDC) phối hợp tổ chức hỗ trợ khẩn cấp cho người khuyết tật bị ảnh hưởng bão lụt tại huyện Phú Vang (Thừa Thiên – Huế). Đây là một trong những địa phương bị thiệt hại nặng nề do bão, lũ vừa qua.
Ngày 5/12, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Quân chủng Phòng không Không quân Việt Nam - Bộ Quốc phòng và Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) tổ chức lễ khởi công Dự án xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa và ký thỏa thuận triển khai dự án 65 triệu USD nhằm hỗ trợ người khuyết tật.
Ngày 19/8, tại Đồng Nai, Văn phòng Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về khắc phục hậu quả chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam (Văn phòng 701), phối hợp cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức hội thảo về Dự án hỗ trợ người khuyết tật tại 7 tỉnh của Việt Nam bị phun rải chất độc da cam/dioxin.
Các nhà nghiên cứu người Israel đã chế tạo một chiếc áo khoác độc đáo giúp những chú chó cứu hộ hay hỗ trợ người khuyết tật có thể tiếp nhận những mệnh lệnh của chủ nhân qua những tín hiệu rung.
Ngày 20/4, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Văn phòng Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam (gọi tắt là Văn phòng 701) đã ký bản ghi nhận ý định với mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống cho người khuyết tật tại bảy tỉnh mục tiêu tại Việt Nam.
Nhân kỷ niệm Ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4), phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Tô Đức, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), về những sửa đổi chính sách đối với người khuyết tật trong thời gian tới.
Mong muốn các công trình xây dựng có các hạng mục hỗ trợ để người khuyết tật đi lại thuận tiện hơn, được hòa nhập cộng đồng… là những kiến nghị tại lễ mít tinh hưởng ứng Ngày quốc tế người khuyết tật 3/12.
Sáng ngày 28/12, tại Hà Nội, đánh giá về hoạt động hỗ trợ người khuyết tật trong năm 2016 của Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam, các chuyên gia đều chung nhận định nhiều công trình xây dựng hiện nay vẫn chưa có các hạng mục hỗ trợ cho người khuyết tật.
Chăm lo cho người khuyết tật là một trong những chương trình lớn của cả nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ người khuyết tật, giúp họ vượt lên hoàn cảnh, hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống.
Trong chương trình "Một trái tim- Một thế giới" lần thứ XIII, do Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam tổ chức tại Cung văn hóa Hữu nghị Hà Nội ngày 7/4, đại diện SHB, bà Ninh Thị Lan Phương- Phó Tổng giám đốc SHB, đã tặng trao số tiền 100 triệu đồng cho Hội Bảo trợ.