Theo hãng tin Reuters (Anh), lực lượng vũ trang sắc tộc Armenia tại khu vực Nagorny-Karabakh ngày 21/9 cho biết đã nhất trí lệnh ngừng bắn với Azerbaijan, song những chi tiết quan trọng, trong đó có việc giao nộp vũ khí, vẫn cần được thảo luận.
Tổng thống Nga Putin kêu gọi quân nhân Ukraine buông vũ khí, khẳng định những người tuân theo yêu cầu này sẽ được an toàn rời khỏi vùng chiến sự.
Ngày 25/1, Chính phủ CH Chad đã dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp kéo dài 5 tháng qua tại miền Đông và miền Bắc nước này, đồng thời ca ngợi chiến dịch giải giáp vũ khí để giải quyết tình trạng bạo lực sắc tộc ở các khu vực trên.
Ủy ban quốc gia về giải giáp vũ khí, giải ngũ và tái hòa nhập của Cameroon (NCDDR) cho hay kể từ đầu năm 2019 cho đến nay tổng cộng 252 tay súng Boko Haram và phiến quân đã ra đầu hàng và giao nộp vũ khí cho quân đội chính phủ nước này.
Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un bắt tay nhau trước ống kính báo chí thế giới tại Singapore ngày 12/6/2018, họ đã cam kết thay đổi và thúc đẩy tiến trình giải giáp vũ khí hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên.
Nga sẵn sàng khôi phục đối thoại về ổn định chiến lược với Mỹ, bao gồm cả việc phát triển ý tưởng của Tổng thống Mỹ Donald Trump về một hiệp ước giải giáp vũ khí hạt nhân mới.
Sáng 6/11, hai miền Triều Tiên và Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc (UNC) đã tổ chức hội đàm ba bên lần thứ 3 tại tòa nhà Tự do thuộc lãnh thổ Hàn Quốc ở làng đình chiến Panmunjom.
Một quan chức Hàn Quốc ngày 28/10 cho biết hai miền Triều Tiên và Bộ Chỉ huy của Liên hợp quốc (UNC) do Mỹ dẫn đầu đã hoàn tất công tác thanh sát kéo dài hai ngày về tiến trình giải giáp vũ khí tại Khu vực an ninh chung (JSA) bên trong Khu vực phi quân sự (DMZ) ở biên giới liên Triều.
Cục trưởng Cục Kiểm soát và không phổ biến vũ khí hạt nhân thuộc Bộ Ngoại giao Nga, ông Vladimir Yermakov cho biết Nga lấy làm tiếc rằng không có bất cứ quốc gia hạt nhân nào trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thể hiện khả năng tham gia vào việc giải giáp vũ khí hạt nhân.
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Jeong Kyeong-doo ngày 24/9 cho biết nước này sẽ thảo luận với Triều Tiên và Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc (LHQ) về việc giải giáp vũ khí tại làng đình chiến Panmunjom, vốn nằm trong Khu phi quân sự phân cách hai miền Triều Tiên.
Ngày 10/6, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng Nga đóng vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng tại Syria và Ukraine cũng như trong tiến trình giải giáp vũ khí trên toàn thế giới.
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Mỹ đã lên tiếng bảo vệ chính sách hạt nhân mới gây tranh cãi của nước này, cho rằng lập trường cương quyết hơn của Washington là cần thiết để đối phó với môi trường an ninh đang xấu đi.
Đặc phái viên Triều Tiên tại một diễn đàn giải giáp vũ khí của Liên hợp quốc đã từ chối đàm phán về chương trình hạt nhân của nước này.
Ngày 15/8, Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos tuyên bố cuộc xung đột kéo dài 50 năm qua tại nước này với Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC) "đã thực sự kết thúc", với việc giải giáp vũ khí cho nhóm nổi dậy này đã hoàn tất.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 10/7 đã thông qua nghị quyết thành lập một phái bộ mới ở Colombia làm nhiệm vũ hỗ trợ các tay súng của Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia (FARC) tái hòa nhập xã hội trong bối cảnh thỏa thuận hòa bình giữa FARC và chính phủ đang đặt ra thách thức mới sau khi lực lượng này hoàn thành giải giáp vũ khí hôm 27/6 vừa qua.
Ngày 9/12, các tay súng của Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC) đã bắt đầu di chuyển tới các vùng tập trung chuẩn bị cho việc giải giáp vũ khí theo thỏa thuận hòa bình đã đạt được với Chính phủ của Tổng thống Juan Manuel Santos.
Kiev sẽ không đàm phán với phe ly khai về các điều khoản trong lệnh ngừng bắn tiềm năng cho tới khi lực lượng này hoàn tất hoạt động giải giáp vũ khí.
Hàng nghìn người Hồi giáo ủng hộ Seleka, nhóm trước đây là lực lượng phiến quân, đã biểu tình tại thủ đô Bangui ở Cộng hòa Trung Phi ngày 22/12 để phản đối binh sĩ Pháp tiến hành chiến dịch giải giáp vũ khí.
Ngày 10/12, quân đội Pháp đã bắt đầu tiến trình giải giáp vũ khí nhằm khôi phục an ninh tại Cộng hòa Trung Phi, nơi các cuộc xung đột phe phái đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người trong vài tuần qua.
Tổ chức Cấm phổ biến vũ khí hóa học (OPCW) hiện chỉ còn đủ tiền duy trì sứ mạng giải giáp vũ khí hóa học tại Syria đến cuối tháng này và đang cần thêm nguồn kinh phí lớn để có thể tiến hành tiêu hủy kho khí độc khổng lồ của chính quyền Tổng thống Assad.