Thành phố Haifa, với lịch sử đau thương từ cuộc chiến tranh năm 2006 và vụ nổ cảng Beirut năm 2020, đang chuẩn bị cho khả năng xảy ra một cuộc tấn công lớn do sự gia tăng căng thẳng với Hezbollah.
Bảo tàng Surrock nổi tiếng của Liban đã đón khách trở lại trong ngày 26/5, sau 3 năm đóng cửa để tiến hành sửa chữa và phục chế các tác phẩm đã bị hư hại trong vụ nổ lớn tại cảng Beirut năm 2020.
Sau 13 tháng tạm dừng, Thẩm phán Tarek Bitar của Liban ngày 23/1 thông báo nối lại cuộc điều tra nguyên nhân vụ nổ gây nhiều thương vong năm 2020 tại cảng Beirut. Gia đình các nạn nhân đã lên tiếng hoan nghênh quyết định này.
Ngày 22/11, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thông báo nước này đã chuyển cho phía Liban những hình ảnh do vệ tinh chụp khu cảng Beirut trong khoảng thời gian trước và sau vụ nổ gây nhiều thương vong hồi năm ngoái.
Ngày 14/10, tại thủ đô Beirut của Liban đã xảy ra ít nhất hai vụ nổ và nổ súng nhằm vào những người tham gia biểu tình phản đối cuộc điều tra của toà án về vụ nổ bến cảng Beirut hồi tháng 8/2020.
Chính phủ mới của Liban ngày 13/10 đã hủy phiên họp nội các giữa lúc chính phủ nước này rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị liên quan vấn đề liệu có nên loại bỏ thẩm phán đang điều tra các vụ nổ xảy ra ở cảng Beirut hồi tháng 8/2020 hay không.
Ngày 12/10, một nguồn tin tư pháp và truyền thông địa phương tại Liban cho biết Thẩm phán chính điều tra vụ nổ ở cảng Beirut hồi năm ngoái, ông Tarek Bitar on đã ra quyết định bắt giữ cựu Bộ trưởng Tài chính Liban Ali Hassan Khalil, sau khi ông này không có mặt trong buổi thẩm vấn.
Ngày 4/8, hàng nghìn người Liban đã diễu hành gần Cảng Beirut để tưởng niệm những nạn nhân đã thiệt mạng trong hai vụ nổ kinh hoàng xảy ra tại đây cách đây một năm. Các vụ nổ đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
Một năm sau vụ nổ kinh hoàng tại cảng Beirut, Liban tiếp tục chìm sâu vào khủng hoảng kinh tế và chính trị trong bối cảnh lạm phát ngày một leo thang, đồng nội tệ mất giá thảm hại và đất nước vẫn trong tình trạng chưa thành lập được chính phủ mới.
Ngày 16/7, Bộ Ngoại giao Pháp thông báo Tổng thống nước này Emmanuel Macron sẽ chủ trì hội nghị quốc tế về Liban vào ngày 4/8 tới, đúng một năm sau khi các vụ nổ hóa chất ở cảng Beirut gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
Ngày 15/7, Thủ tướng được chỉ định của Liban Saad al-Hariri đề nghị có một tòa án quốc tế để xét xử những đối tượng chịu trách nhiệm về các vụ nổ hóa chất ở cảng Beirut ngày 4/8/2020.
Một phái đoàn của Đức ngày 10/4 công bố một dự án trị giá hàng tỷ USD nhằm tái thiết cảng Beirut và các khu vực lân cận sau vụ nổ kinh hoảng ngày 4/8/2020 làm hơn 200 người thiệt mạng.
Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (Interpol) đã ra một thông báo truy nã hai người Nga và một người Bồ Đào Nha liên quan đến các vật liệu nổ được vận chuyển tới cảng Beirut của Liban và lưu kho tại cảng này trong 6 năm cho tới khi xảy ra các vụ nổ hồi tháng 8/2020, khiến gần 200 người thiệt mạng và hàng nghìn người khác bị thương.
Theo kết quả điều tra của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) về vụ nổ ngày 4/8 vừa qua tại cảng Beirut của Liban, 500 tấn phân bón ammonium nitrate là nguyên nhân gây ra thảm họa kinh hoàng này.
Các quan chức ngày 19/11 cho biết Liban đã ký thỏa thuận với một công ty của Đức về việc xử lý 49 container chứa hóa chất cháy ở cảng Beirut, nơi cách đây vài tháng đã xảy ra vụ nổ kinh hoàng khiến hơn 200 người thiệt mạng và ít nhất 6.500 người bị thương.
Kỳ vọng vực dậy nền kinh tế Liban bên bờ vực sụp đổ sau vụ nổ kinh hoàng ở cảng Beirut đầu tháng Tám đang trở nên mong manh sau khi Thủ tướng được chỉ định Mustapha Adib tuyên bố từ chức do không thể thành lập một chính phủ không phe cánh.
Quân đội Liban thông báo đã phát hiện 1,3 tấn pháo hoa trong một cuộc khám xét ở cảng Beirut - khu vực bị tàn phá hồi tháng trước trong một vụ nổ kinh hoàng được cho là do một lượng lớn hóa chất được bảo quản kém.
Gần đây cơ quan chức năng đã phát hiện tại cảng Beirut hàng tấn ammonium nitrate – đây chính là hoá chất đã gây vụ nổ kinh hoàng tại thủ đô Liban ngày 4/8.
Ngày 10/9, Tổng thống Liban Michel Aoun nhận định đám cháy lớn bùng phát tại bến cảng ở thủ đô Beirut trước đó cùng ngày có thể do một hành vi cố ý phá hoại, lỗi kỹ thuật, sự thiếu hiểu biết hoặc sơ suất gây ra.
Quân đội Liban ngày 10/9 cho biết trực thăng của quân đội sẽ hỗ trợ nỗ lực dập lửa đang bùng lên tại cảng Beirut, hơn 1 tháng sau vụ cháy kinh hoàng cũng tại cảng này làm hơn 190 người thiệt mạng và khoảng 6.000 người bị thương.