Ngày 26/6, Chủ tịch Tổ chức các quốc gia châu Mỹ, ông Luis Almagro đã lên án mạnh mẽ vụ đảo chính ở Bolivia. Ông nhấn mạnh quân đội phải phục tùng chính quyền dân sự được bầu cử hợp pháp.
Theo phóng viên TTXVN tại Sudan, ngày 14/9, Chỉ huy Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) ở Sudan, Tướng Mohamed Hamdan Dagalo, cho biết RSF sẽ bắt đầu các cuộc tham vấn để thành lập chính quyền dân sự tại các khu vực do lực lượng này kiểm soát, nếu Tư lệnh quân đội Sudan, Tướng Abdel Fattah Al-Burhan thành lập chính phủ mới ở thành phố Port Sudan.
Ngày 7/9, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) tại Trung Phi, ông Abdou Abarry đã có cuộc gặp với Tướng Brice Oligui Nguema, người vừa tuyên thệ nhậm chức Tổng thống chuyển tiếp của Gabon, tại Libreville để thảo luận về quá trình chuyển giao quyền lực sau cuộc đảo chính quân sự tháng trước.
Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn nguồn tin từ địa bàn cho biết Tư lệnh quân đội Sudan, Tướng Abdel Fattah Burhan, ngày 21/4 đã tuyên bố ủng hộ một chính phủ dân sự tại quốc gia Đông Phi này, động thái được xem như nỗ lực tìm kiếm sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế trong bối cảnh xảy ra giao tranh với Các Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF).
Sau Kherson, các công chức chính quyền dân sự do Nga bổ nhiệm tại Nova Kakhovka, thành phố lớn thứ hai ở Vùng Kherson, cũng đã rời đi cùng với hàng ngàn cư dân.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 29/4, trên đài truyền hình quốc gia Guinea, người đứng đầu chính quyền quân sự Guinea, Đại tá Mamady Doumbouya, cho biết Hội đồng Chuyển đổi quốc gia (CNT) sẽ đề xuất lên Quốc hội nước này một kế hoạch về việc chuyển tiếp sang chính quyền dân sự kéo dài 39 tháng.
Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) gồm 15 nước thành viên vừa công bố các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Mali do quốc gia này không tôn trọng lịch trình bầu cử tổng thống theo kế hoạch, dự kiến diễn ra vào tháng 2/2022 để chuyển giao quyền lực cho chính quyền dân sự.
Các cuộc biểu tình lớn đã diễn ra tại thủ đô Khartoum và nhiều thành phố khác của Sudan ngày 30/12 nhằm yêu cầu quân đội chuyển sang chính quyền dân sự.
Ngày 25/12, hàng nghìn người dân Sudan đã đổ xuống các đường phố ở thủ đô Khartoum và các khu vực ngoại ô thành phố này nhằm kêu gọi binh lính “quay trở về doanh trại” và yêu cầu chuyển tiếp sang chính quyền dân sự.
Ngày 12/12, tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) diễn ra ở Nigeria, các nhà lãnh đạo Tây Phi đã yêu cầu Mali tuân thủ kế hoạch tổ chức các cuộc bầu cử vào tháng 2/2022, đồng thời tuyên bố sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung từ ngày 1/1/2022 nếu Bamako không cam kết khôi phục chính quyền dân sự.
Ngày 22/11, Pháp kêu gọi "nhanh chóng thành lập" một chính phủ dân sự ở Sudan sau khi Thủ tướng Abdallah Hamdok, người bị lật đổ trong cuộc c hôm 25/10, được phục chức.
Ngày 3/11, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cùng Mỹ và Anh đã ra tuyên bố chung, trong đó kêu gọi khôi phục chính quyền dân sự tại Sudan.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 28/10, Hội đồng Bảo an LHQ kêu gọi quân đội Sudan khôi phục chính quyền dân sự mà họ vừa đảo chính đầu tuần này.
Ngày 27/10, Liên minh châu Phi (AU) cho biết đã đình chỉ tư cách thành viên của Sudan cho đến khi chính quyền dân sự được phục hồi, đồng thời lên án hành động đảo chính của quân đội nước này, coi đó là "vi hiến".
Chính quyền quân sự tại Guinea, được biết đến với tên gọi Ủy ban Hòa giải và Phát triển quốc gia (CNRD), đã công bố một "hiến chương chuyển tiếp", khẳng định văn kiện này sẽ đưa đất nước trở lại chính quyền dân sự.
Ngày 1/6, Liên minh châu Phi (AU) đã đình chỉ tư cách thành viên của Mali, đồng thời đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt nếu một chính quyền dân sự không được khôi phục tại quốc gia này.
Tại phiên họp ngày 14/10, ủy ban kế hoạch cấp cao của Chính quyền Dân sự Israel, một cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng Israel phụ trách các vấn đề dân sự tại Bờ Tây, đã phê chuẩn kế hoạch xây dựng mới 2.166 ngôi nhà định cư tại khu Bờ Tây.
Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) ngày 7/9 đã tiếp tục kêu gọi lực lượng đảo chính ở Mali nhanh chóng chuyển giao quyền lực cho chính quyền dân sự sau cuộc binh biến hồi tháng 8 vừa qua.
Ngày 21/8, Tướng Abdel Fattah al-Burhan đã tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Hội đồng Tối cao Sudan, cơ quan có nhiệm vụ chèo lái đất nước trong quá trình chuyển tiếp kéo dài 3 năm sang chính quyền dân sự.
Ngày 17/8, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres đã hoan nghênh các bên tại Sudan là Hội đồng quân sự chuyển tiếp (TMC) và Liên minh đối lập đã hoàn thành ký kết “Tuyên bố Hiến pháp”, mở đường cho giai đoạn chuyển tiếp và việc chuyển giao quyền lực cho chính quyền dân sự.