Ngày 1/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani đã kêu gọi Chính phủ Thụy Điển có hành động thiết thực chống lại những hành vi báng bổ kinh Koran tái diễn ở quốc gia Bắc Âu này.
Ngày 25/8, Chính phủ Đan Mạch cho biết sẽ trình lên Quốc hội nước này một dự luật, trong đó quy định hành động đốt các bản sao của kinh Koran nơi công cộng là phạm pháp.
Ngày 20/8, hãng thông tấn Mehr của Iran đưa tin Bộ Ngoại giao nước này đã triệu các đại biện lâm thời của Thụy Điển và Đan Mạch tại Tehran để phản đối các hành vi "báng bổ" kinh Koran tại hai quốc gia Bắc Âu này.
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Ai Cập ngày 20/8 đã cảnh báo rằng các vụ đốt và xúc phạm kinh Koran ở Thụy Điển đã làm xấu hình ảnh của quốc gia châu Âu này trong thế giới Arab và Hồi giáo.
Ngày 13/8, Bộ Ngoại giao Anh đã đưa ra cảnh báo cho các công dân nước này khi tới Thụy Điển về nguy cơ xảy ra các cuộc tấn công khủng bố, trong bối cảnh các vụ báng bổ kinh Koran xảy ra tại quốc gia Bắc Âu này gây làn sóng giận dữ trong cộng đồng Hồi giáo.
Một loạt vụ báng bổ công khai cuốn kinh Koran của người Hồi giáo ở Thụy Điển và Đan Mạch đã khiến các quốc gia Bắc Âu trở thành mục tiêu phẫn nộ của nhiều người theo đạo Hồi, làm căng thẳng quan hệ ngoại giao và làm tăng nguy cơ khủng bố.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 1/8, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian đã đề nghị các quốc gia Hồi giáo hạ cấp hoặc cắt đứt quan hệ với Thụy Điển và Đan Mạch, nếu những vụ việc báng bổ kinh Koran tái diễn ở hai quốc gia Bắc Âu này.
Hãng thông tấn quốc gia Liban (NNA) ngày 31/7 đưa tin chính phủ nước này sẽ đình chỉ hợp tác với Thụy Điển và Đan Mạch để phản đối hành vi báng bổ kinh Koran ở hai quốc gia Bắc Âu này.
Ngày 27/7, Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson bày tỏ "vô cùng quan ngại" về những hậu quả nếu tiếp tục diễn ra các cuộc biểu tình, trong đó có hành vi báng bổ bản sao cuốn kinh Koran.
Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) đã nhất trí tổ chức một cuộc họp khẩn cấp bộ trưởng theo hình thức trực tuyến vào ngày 31/7 tới để thảo luận hành vi báng bổ kinh Koran liên tiếp xảy ra gần đây ở Thụy Điển và Đan Mạch.
Ngày 25/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ai Cập cho biết nước này đã triệu Đại biện lâm thời của Thụy Điển để phản đối các hành động báng bổ kinh Koran.
Theo phóng viên TTXVN tại Algiers, ngày 24/7, Bộ Ngoại giao Algeria thông báo đã triệu đại sứ Đan Mạch và đại biện lâm thời Đại sứ quán Thụy Điển tại Algeria đến để phản đối những hành vi báng bổ kinh Koran ở 2 quốc gia này.
Hãng thông tấn quốc gia INA ngày 24/7 đưa tin, Bộ Ngoại giao Iraq đã ra tuyên bố phản đối hành động đốt bản sao kinh Koran bên ngoài Đại sứ quán nước này tại Đan Mạch diễn ra cùng ngày.
Ngày 23/7, hãng thông tấn quốc gia Liban đưa tin trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Liban Abdallah Bou Habib, Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom đã lấy làm tiếc về hành động báng bổ kinh Koran và xúc phạm tín ngưỡng cũng như biểu tượng của đạo Hồi tại thủ đô Stockholm của nước này.
Ngày 22/7, Bộ Ngoại giao Iran cho biết đã triệu Đại sứ Đan Mạch tới để phản đối hành vi “báng bổ kinh Koran” ở thủ đô Copenhagen.
Ngày 20/7, Thổ Nhĩ Kỳ đã lên án hành động báng bổ kinh Koran bên ngoài Đại sứ quán Iraq ở thủ đô Stockholm, đồng thời kêu gọi Thụy Điển có "biện pháp cứng rắn để ngăn chặn các tội ác do thù hận" nhằm vào Hồi giáo.
Bộ Ngoại giao Qatar ngày 20/7 cho biết đã triệu Đại sứ Thụy Điển tại nước này để gửi công hàm phản đối vụ việc mà Qatar coi là hành vi mang tính báng bổ kinh Koran mới xảy ra gần đây ở thủ đô Stockholm.
Một tòa án tại Thái Lan ngày 19/1 đã kết án 43 năm tù đối với một phụ nữ 65 tuổi vì hành vi phát tán trên mạng thông tin chỉ trích Hoàng gia.
Mới đây, cảnh sát Iran đã bắt giữ cô gái được mệnh danh là Angelia Jolie phiên bản “xác sống” vì những bài đăng báng bổ và xúi giục bạo lực của cô trên mạng xã hội.
Ngày 5/1, số báo tưởng niệm một năm vụ tấn công khủng bố tòa soạn báo Charlie Hebdo tại Paris (Pháp) đã bị chỉ trích do sử dụng hình ảnh bìa có nội dung báng bổ Thượng đế.