Stress có thể làm suy yếu hệ miễn dịch

Một nghiên cứu mới trên chuột đã chỉ ra mối liên hệ phức tạp giữa stress, hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell ngày 8/8 cho thấy stress có thể trực tiếp ảnh hưởng đến vi khuẩn đường ruột, dẫn đến viêm nhiễm và suy giảm khả năng chống lại bệnh tật.

Các nhà khoa học tại Viện Max Planck đã tập trung vào các tuyến Brunner nằm ở đoạn đầu tá tràng. Họ phát hiện ra rằng việc loại bỏ các tuyến này ở chuột làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và viêm nhiễm. Điều này cũng làm giảm số lượng lợi khuẩn Lactobacillus, vốn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hàng rào bảo vệ ruột.

Đáng chú ý, các tuyến Brunner được kết nối trực tiếp với hạch hạnh nhân, vùng não liên quan đến cảm xúc và phản ứng stress, thông qua dây thần kinh phế vị. Khi chuột bị stress mãn tính, các tuyến Brunner bị ức chế, dẫn đến sự suy giảm Lactobacillus và tăng viêm nhiễm, tương tự như khi loại bỏ hoàn toàn các tuyến này.

Nghiên cứu này mở ra triển vọng mới trong việc hiểu và điều trị các rối loạn liên quan đến stress như bệnh viêm ruột. Các nhà nghiên cứu hiện đang tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của stress mãn tính đối với trẻ sơ sinh, những đối tượng nhận Lactobacillus từ sữa mẹ.

Thanh Tùng (TTXVN)
Đánh giá sự biến đổi của chỉ số stress nhiệt trong xu thế biến đổi khí hậu
Đánh giá sự biến đổi của chỉ số stress nhiệt trong xu thế biến đổi khí hậu

Theo các chuyên gia khí tượng, "stress nhiệt" là một thuật ngữ khoa học được hiểu là nền nhiệt độ cao hơn mức cơ thể có thể chịu đựng được mà không gây ảnh hưởng xấu đến sinh lý. Hiện tượng này thường xảy ra ở nhiệt độ trên 35°C và trong môi trường có độ ẩm cao.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN