Syria chặn đoàn xe Nga chở tên lửa S-300 và S-400 tới cảng Tartus

Theo thông tin từ defence-eu, quân đội Syria vừa ngăn chặn một đoàn xe quân sự Nga chở tên lửa đang trên đường tới cảng Tartus, buộc ít nhất 24 xe quân sự Nga phải quay đầu.

Chú thích ảnh
Hệ thống S-400 tại hai căn cứ Nga ở Syria là Tartus và Hmeimim. Ảnh: Sputnik

Theo các nguồn tin, đoàn xe này chở các bệ phóng tên lửa phòng không S-300 và S-400.

Các đoạn video về vụ việc đang lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội và truyền thông quốc tế. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh tương lai của các căn cứ quân sự Nga tại Syria vẫn chưa rõ ràng, khi chính quyền Damascus chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc có tiếp tục cho phép Nga duy trì sự hiện diện quân sự hay không.

Dựa trên hình ảnh được ghi lại, đoàn xe Nga chở ít nhất 50 tên lửa phòng không. Thoạt nhìn, đây có thể chỉ là một sự cố nhỏ. Tuy nhiên, nếu Nga không thể vận chuyển số tên lửa này bằng đường biển, điều đó đồng nghĩa với việc chúng sẽ không thể được sử dụng trong cuộc chiến tại Ukraine. Nhưng khi xem xét bối cảnh địa chính trị rộng hơn, vấn đề này phức tạp hơn nhiều.

Một câu hỏi quan trọng đặt ra: Vì sao Nga vẫn duy trì lực lượng tại Syria, bất chấp các lời kêu gọi rút quân từ châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ?

Câu trả lời có thể nằm ở sự khác biệt giữa tuyên bố chính thức và lợi ích thực tế. Đã có bằng chứng cho thấy Nga đang tái triển khai khí tài quân sự từ Syria sang một khu vực xung đột khác, Libya, nơi mà lợi ích của Nga, châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ đang giao nhau.

Các bên liên quan đều mong muốn Nga rút quân khỏi Syria, nhưng quan trọng hơn là Nga không được đưa lực lượng sang Libya hoặc bất kỳ nơi nào khác. Tuy nhiên, thực tế lại không diễn ra như vậy, Nga vẫn hiện diện tại Syria, bất chấp áp lực quốc tế. Quy mô lực lượng Nga tại Syria không suy giảm đáng kể và con số chính xác vẫn chưa được xác định.

Trong khi đó, Bộ quốc phòng Anh ngày 15/2 cho biết, trong những ngày gần đây, họ đã theo dấu được 6 chiến hạm và tàu thương mại Nga chở vũ khí từng sử dụng tại Syria.

Bộ này nhận định rằng những con tàu này đã rút khỏi Syria, sau khi chính quyền của cựu Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ vào tháng 12/2024. Bộ Quốc phòng Anh cho rằng Nga đã sơ tán các thiết bị quân sự khỏi Syria kể từ thời điểm đó.

Trong một diễn biến khác, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo lâm thời Syria Ahmed al-Sharaa vào ngày 12/2. Đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống lâm thời Syria kể từ khi chính quyền của ông Bashar al-Assad bị lật đổ.

Theo Điện Kremlin, trong cuộc điện đàm, hai bên đã thảo luận về triển vọng hợp tác Nga-Syria. Bên cạnh đó, Tổng thống Putin cũng khẳng định Nga sẵn sàng hỗ trợ chính quyền mới tại Syria giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội, bao gồm cả cung cấp viện trợ nhân đạo. Hai nhà lãnh đạo nhất trí duy trì các kênh liên lạc để thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực quan trọng.

Trước đó, trong ngày 7/2, Bộ trưởng Quốc phòng Syria Murhaf Abu Qasra cho biết Nga có thể duy trì các căn cứ quân sự của nước này ở Syria nếu phù hợp. Hiện tại, chính phủ chuyển tiếp ở Syria đang cân nhắc các yêu cầu của Moskva về việc giữ lại căn cứ hải quân ở tỉnh Tartus và căn cứ không quân ở tỉnh Latakia của nước này.

Việt Dũng/Báo Tin tức (Theo defence)
Quân đội Anh theo dõi sát sao tàu Nga chở đạn dược rời Syria
Quân đội Anh theo dõi sát sao tàu Nga chở đạn dược rời Syria

Quân đội Anh cho biết, trong những ngày gần đây, họ đã theo dấu được 6 chiến hạm và tàu thương mại Nga chở vũ khí từng sử dụng tại Syria.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN