Bây giờ họ được phép lái máy bay trực thăng và máy bay chiến đấu, kể cả máy bay tiêm kích, phục vụ trong thủy thủ đoàn trên tàu tên lửa, tàu quét mìn, nhưng, bị cấm phục vụ trên các tàu ngầm. Năm nay, lần đầu tiên trong lịch sử, nữ quân nhân Miho Otani, 44 tuổi, đã đảm nhận vị trí thuyền trưởng của tàu khu trục "Yamagiri".
Ngoài cô Otani trên tàu chiến này còn có thêm chín phụ nữ, và trên tàu đã tạo các điều kiện cần thiết cho họ. Tính tổng cộng trong thành phần lực lượng phòng vệ Nhật Bản có khoảng 13.000 phụ nữ, trong đó 2.400 trong lực lượng hải quân. Đến năm 2030, tổng số nữ quân nhân dự kiến sẽ tăng đến 20.000.
Trên thế giới không có ý kiến thống nhất về việc phụ nữ tham gia nghĩa vụ quân sự. Nhiều người vẫn cho rằng, quân đội không phải là nơi dành cho phụ nữ, nhưng, điều đó không phải là một trở ngại đối với những cô gái muốn mặc quân phục.
Ngoài ra, sĩ quan của nhiều quân đội trên thế giới thừa nhận rằng, nếu một người phụ nữ vào phục vụ trong quân đội thì có đầy đủ lương tâm nghề nghiệp và cống hiến đến 100% sức lực. Hơn nữa, trong một số chuyên ngành quân sự, phụ nữ làm việc hiệu quả cao hơn so với các đại diện phái mạnh.
Chuyên gia quân sự độc lập Vadim Lukashevich cho biết: "Nhờ những đặc điểm tâm sinh lý của phụ nữ, các đại diện phái yếu có thể thực hiện một số nhiệm vụ tốt hơn nam giới. Ví dụ, khi phải điều hành những hệ thống khác nhau, phụ nữ siêng năng hơn và chu đáo hơn nam giới, và có thể thực hiện một số loại công việc đơn điệu trong thời gian dài hơn. Chính bởi vậy, phụ nữ được công nhận là các điện báo viên giỏi nhất.
Tại sao phụ nữ muốn phục vụ trong quân đội? Tôi nghĩ rằng, mỗi người đều có động cơ riêng của mình. Và việc mỗi quốc gia cho phép phụ nữ tham gia nghĩa vụ quân sự đều có lý do riêng của nó. Không được để phụ nữ tham gia các loại công việc nặng nhọc mà chỉ có nam giới mới có khả năng thực hiện. Nhưng, trong các ngành nghề quân sự đòi hỏi trí thông minh, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, phản ứng, trực giác, thì không có chỗ cho sự bất bình đẳng giới. Ngoài ra, kinh nghiệm cuộc sống cho thấy rằng, sự hiện diện của phụ nữ trong quân đội cải thiện khí hậu tâm lý trong các đơn vị và củng cố kỷ luật của quân nhân".
Phụ nữ đang phục vụ trong quân đội trên cơ sở tự nguyện ở hơn 20 quốc gia trên toàn thế giới. Chỉ có Israel, Myanmar và Na Uy áp dụng luật nghĩa vụ quân sự. Hiện nay, phục vụ trong lực lượng vũ trang Nga có gần 50.000 phụ nữ, trong đó khoảng 3.000 nữ sĩ quan.
Trong quân đội Ấn Độ —1.100 nữ sĩ quan. Ở Hàn Quốc — khoảng 3.000. CHDCND Triều Tiên giữ bí mật dữ liệu về số lượng phụ nữ trong quân đội. Tuy nhiên, theo các chuyên gia quân sự, trong tổng số quân nhân Bắc Triều Tiên phụ nữ chiếm khoảng 10%.