Trong lịch sử chinh phục bầu trời, cái tên Amelia Mary Earhart không chỉ khiến người ta thán phục mà còn gợi bao sự tò mò. Người nữ phi công huyền thoại ấy đã dũng cảm mở đường cho phái yếu chinh phục những đường bay quốc tế, trở thành người phụ nữ đầu tiên – cũng là người thứ hai - một mình bay ngang qua Đại Tây Dương vào ngày 24/8/1932.
Trong sự nghiệp của mình, Amelia Earhart Nữ phi công Amelia Earhart là người phụ nữ đầu tiên được nhận Huy chương Distinguished Flying Cross của Hoa Kỳ. |
đã lập nên nhiều kỷ lục, trong đó, các tác phẩm về kinh nghiệm bay của bà đã trở thành những cuốn sách bán chạy nhất thời đó. Bà cũng đóng vai trò chủ chốt trong việc thành lập tổ chức The Ninety-Nines, một tổ chức dành cho các nữ phi công.
Amelia Mary Earhart sinh ngày 24/7/1897 tại Atchison, thuộc tiểu bang Kansas của nước Mỹ, trong một gia đình có truyền thống làm nghề luật sư. Sau khi tốt nghiệp trường trung học Hype Park, Amelia đến Canada, tham dự một lớp đào tạo hộ lý rồi ra làm việc tại viện quân y ở Toronto.
Tình yêu với máy bay của bà bắt đầu nhen nhóm vào năm 1918, khi bà cùng một người bạn gái trẻ tới thăm một phi trường nằm ở Toronto, Canada và được chứng kiến màn biểu diễn của một cựu phi công thiện chiến trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Năm 1920, khi cùng cha mình cha tới thăm một phi trường khác, bà đã được phi công Frank Hawks mời tham gia một chuyến bay thử. Ngay khi vừa bay cách mặt đất 100 mét, Earhart đã biết rằng mình nhất định phải học bay.
Thời bấy giờ, để trở thành một phi công là điều rất khó, nhất là đối với phụ nữ. Nhưng với niềm đam mê của mình, Earhart làm rất nhiều nghề để có tiền đóng học phí, và phải hy sinh hầu hết những nhu cầu làm đẹp của phụ nữ để được trở thành một nữ phi công.
Vào năm 1923, Earhart được Liên đoàn hàng không quốc tế cấp bằng bay. Từ đó, lịch sử hàng không thế giới bắt đầu ghi nhận những kỷ lục do Earhart lập nên khiến cho cả những nam phi công cũng phải thán phục. Sau khi có bằng phi công, Earhart thường xuyên tham gia các cuộc tranh tài, đạt kỷ lục và phá kỷ lục về vận tốc và phi trình.
Bà Amelia Earhart tại Los Angeles năm 1928. |
Ngày 17/6/1928, Earhart cùng 2 phi công khác đã bay từ Mỹ tới Anh trên chiếc máy bay Fokker F.VIIb/3m. Tháng 8/1928, Earhart trở thành người phụ nữ đầu tiên bay dọc theo lục địa Bắc Mỹ và trở về an toàn. Năm 1931, khi điều khiển một chiếc máy bay Pitcairn PCA-2, Earhart đã ghi kỷ lục mới về độ cao, khi bay tới độ cao 5.613 mét.
Tháng 8/1932, Earhart được cả nước Mỹ biết đến và trở thành thần tượng của bao người, nhất là các cô gái trẻ, khi bà trở thành người phụ nữ đầu tiên - và là người thứ hai - một mình bay ngang qua Đại Tây Dương. Trên chiếc phi cơ cánh quạt loại Lockheed Vega, Earhart bay từ Harbor Grace, Newfoundland sang Londonderry, Ireland.
Trong các năm từ 1930 đến 1935, Earhart đã lập 7 kỷ lục hàng không về tốc độ và quãng đường bay, sử dụng các loại máy bay khác nhau như Kinner Airster, Lockheed Vega và Pitcairn Autogiro.
Đầu năm 1936, Earhart đã quyết định ghi dấu ấn lớn nhất trong cuộc đời mình khi thực hiện chuyến bay vòng quanh trái đất. Do không phải là người đầu tiên bay vòng quanh địa cầu, bà muốn chuyến bay này phải dài nhất (47.000km), băng qua các địa hình hiểm trở nhất. Ngày 1/6/1936, Earhart cùng hoa tiêu Fred Noonan rời khỏi Miami và sau nhiều chặng dừng chân tại Nam Mỹ, châu Phi, Ấn Độ, Đông Nam Á, họ đã tới Lae, New Guinea vào ngày 29/6/1937. Ở thời điểm này, Earhart chỉ còn cách đích có 11.000km.
Chiếc máy bay Lockheed Vega 5B từng được bà Amelia Earhart điều khiển, được trưng bày tại Bảo tàng Vũ trụ và Hàng không Quốc gia Mỹ. |
Đêm 2/7/1937, Earhart và Noonan cất cánh rời khỏi Lae trên chiếc Electra đã chất đầy nhu yếu phẩm. Đích đến của họ là đảo Howland ở cách đó 4.113km. Tuy nhiên 2 người và chiếc máy bay đã mất tích khi ở gần đảo Nukumanu (Nikumaroro hiện nay), khi mới bay được 1.300 km.
Tin nhắn cuối cùng người ta nhận được là khi Earhart bay qua khu vực đảo Howland ở Thái Bình Dương. "Chúng tôi là trên dòng 157 337. Chúng tôi sẽ lặp lại thông điệp này. Chúng tôi sẽ lặp lại điều này trên 6210 kilocycles”.
Chính phủ Mỹ đã tổ chức những cuộc tìm kiếm nữ phi công Earhart,nhưng do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, những cuộc tìm kiếm ấy đã không đem lại kết quả. Rất nhiều giả thuyết đã được đưa ra như họ đã hết nhiên liệu và rơi xuống Thái Bình Dương… Lại có giả thuyết cho rằng, Earhart vẫn còn sống và lui về sống một cuộc sống bình thường với vai trò của một bà nội trợ.
Và cho đến nay sự biến mất của Amelia Earhart và người hoa tiêu của bà vẫn còn là một bí ẩn. Nhưng cho dù biến mất vì nguyên nhân gì thì người phụ nữ độc lập, quả cảm trong lựa chọn sự nghiệp, khát khao khẳng định sức mạnh, và quyết tâm ấy vẫn được cả nước Mỹ và thế giới ngưỡng mộ.
Cuộc đời của bà đã từng được đạo diễn Hilary Swank dựng thành phim dựa trên tác phẩm của nhà văn, nhà báo Susan Bulter có tựa đề: Cuộc đời của nữ phi công Amelia Earhart.
Để tưởng nhớ “Nữ hoàng không trung” Amelia Earhart người ta đã dựng một ngọn hải đăng mang tên bà ở đảo Howland. Từ ngoài khơi cách đảo gần chục dặm, những người đi biển có thể nhìn thấy ngọn hải đăng này dẫn đường cho họ tới bến đỗ của những con tàu.
Trung tâm Thông tin tư liệu/TTXVN