Lo ngại trước những đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc rút khỏi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), các thành viên châu Âu của liên minh này đang tìm những cách sáng tạo để đáp ứng ngưỡng chi tiêu quốc phòng mới cao hơn.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung và Đông Âu, ngày 29/4, Phó Thủ tướng Ukraine phụ trách hội nhập châu Âu và châu Âu - Đại Tây Dương Olha Stefanishyna thông báo nước này và Hungary đã nhất trí bắt đầu các cuộc tham vấn thường xuyên về vấn đề Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Hãng thông tấn TASS ngày 25/4 dẫn nội dung cuộc phỏng vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Tạp chí Time, trong đó ông Trump cho rằng việc Ukraine bày tỏ mong muốn gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là yếu tố dẫn đến cuộc xung đột hiện nay với Nga.
Ông Sergey Shoigu, Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Nga, cảnh báo rằng việc đưa quân đội nước ngoài tới Ukraine, kể cả dưới danh nghĩa lực lượng gìn giữ hòa bình, cũng có thể dẫn đến đối đầu quân sự trực tiếp giữa Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và thậm chí có thể làm bùng phát một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Khi liên minh truyền thống với Mỹ lung lay, EU đối mặt lựa chọn khó: tự chủ chiến lược hay tiếp tục dựa vào Washington? Chủ tịch Ủy ban châu Âu Von der Leyen tiết lộ “sự thật mới” trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc một đề xuất ngân sách có thể cắt gần như toàn bộ nguồn tài trợ dành cho các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Ngày 16/4, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã kêu gọi Tây Ban Nha tăng chi tiêu quốc phòng nhằm đáp ứng nghĩa vụ trong khuôn khổ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đồng thời bày tỏ quan ngại về chính sách thuế kỹ thuật số của nước này.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Croatia của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda ngày 15/4, lãnh đạo hai nước đã khẳng định lập trường không đưa quân đến Ukraine trong bất kỳ phái bộ nào, đồng thời nhấn mạnh cam kết với các đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Ngày 15/4, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte cho biết đã có chuyến thăm bất ngờ đến thành phố Odesa, miền Nam Ukraine và có cuộc gặp với Tổng thống nước chủ nhà Volodymyr Zelensky.
Ngày 10/4, khoảng 30 bộ trưởng quốc phòng từ các quốc gia thuộc “liên minh tự nguyện” đã nhóm họp tại trụ sở Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Brussels (Bỉ) nhằm thúc đẩy kế hoạch triển khai lực lượng tới Ukraine thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình trong trường hợp nước này đạt được thỏa thuận ngừng bắn hoặc thỏa thuận hòa bình với Nga trong tương lai.
Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức công bố danh sách các sản phẩm của Mỹ sẽ bị áp thuế quan trả đũa, đánh dấu bước leo thang mới trong căng thẳng thương mại xuyên Đại Tây Dương.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth đã sa thải đại diện quân sự Mỹ tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Phó Đô đốc Shoshana Chatfield.
Tỷ phú công nghệ Elon Musk ngày 5/4 hy vọng Mỹ và châu Âu trong tương lai có thể tiến tới xóa bỏ thuế quan, hướng tới việc thiết lập một khu vực thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương.
Trong hai ngày 3 - 4/4, Ngoại trưởng các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ nhóm họp tại thủ đô Brussels của Bỉ trong khuôn khổ cuộc họp mùa Xuân thường kỳ, đóng vai trò như một "buổi diễn tập" quan trọng trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh NATO dự kiến diễn ra vào tháng 6 tại La Haye (Hà Lan).
Ngày 2/4, Tổng Thư ký Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte cho biết các quốc gia thành viên đã cam kết hỗ trợ quân sự hơn 20 tỷ euro (21,65 tỷ USD) cho Ukraine trong 3 tháng đầu năm.
Ngày 1/4, Điện Kremlin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Phần Lan mà Moskva cho rằng đã xuống mức thấp khi Phần Lan gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Mỹ đang gia tăng kiểm soát khoáng sản Ukraine, đe dọa lợi ích của EU và làm lung lay quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương. Liệu Ukraine có giữ vững chủ quyền tài nguyên?
Nằm giữa Đại Tây Dương phía Nam, Tristan da Cunha cách đất liền gần nhất khoảng 2.575 km và chỉ có thể đến được bằng hành trình kéo dài sáu ngày trên biển. Tuy nhiên, hòn đảo này đã là nơi định cư của một nhóm nhỏ cư dân từ đầu những năm 1800.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại xuyên Đại Tây Dương leo thang, nhiều nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã bày tỏ lo ngại trước khả năng Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế tới 200% đối với các mặt hàng rượu vang và rượu mạnh của châu Âu.