Những tình tiết mới tiết lộ về đặc nhiệm 'Hải cẩu' Mỹ

Biệt đội SEAL của Hải quân Mỹ đã nổi danh trong thời gian qua bởi đây là đơn vị tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden và thực hiện nhiều chiến dịch trong hàng thập kỷ để truy lùng kẻ thù của Mỹ tại các điểm nóng trên thế giới.

Các học viên của SEAL trong một buổi huấn luyện.


Mới đây tờ New York Times đã đăng một bài viết sâu về SEAL dựa trên các thông tin thu thập từ tài liệu chính phủ và phỏng vấn các thành viên cũng như những cựu đặc nhiệm của lực lượng này.

Bên cạnh đó, tờ Times cũng đã miêu tả SEAL là lực lượng tinh nhuệ gồm 300 thành viên và hơn 1.500 nhân lực hỗ trợ với chức năng hoạt động đã “xóa nhòa ranh giới giữa đặc nhiệm và điệp viên”. SEAL tiến hành các nhiệm vụ trong đêm tối để do thám và phương tiện di chuyển của họ thường được ngụy trang như chiếc thuyền chở hàng bình thường.

Năm 2006, Đại tướng Stanley A. McChrystal, người chỉ đạo SEAL tham gia sâu hơn vào các nhiệm vụ tại Afghanistan để đối phó với Taliban cho biết cùng thời điểm này, các thành viên của SEAL cũng được cử đến Iraq nơi họ hợp tác với lực lượng đặc biệt Delta Force trong các nhiệm vụ bắt giữ và tiêu diệt mục tiêu.

Theo tờ Times, trong vòng 14 năm qua, số lượng thành viên SEAL thiệt mạng ở mức cao nhất kể từ thời điểm thành lập lực lượng. Lịch sử đó có thể được lần lại từ những năm 1980 khi Đội 6 - SEAL "ra đời" để giải quyết các mối đe dọa từ khủng bố như vụ bắt cóc trong đại sứ quán Mỹ tại Tehran năm 1979.

Trong lịch sử SEAL từng gây tranh cãi khi vào năm 2009, các thành viên của đơn vị phối hợp cùng với đặc vụ CIA và lực lượng bán quân sự Afghanistan thực hiện cuộc đột kích khiến một nhóm thanh niên người Afghanistan thiệt mạng, vụ việc đã gây ra căng thẳng giữa NATO và Afghanistan. Tuy nhiên từ trước tới nay sự tồn tại của SEAL luôn là một ẩn số bởi sự bao bọc và che giấu của Lầu Năm Góc.

James G. Stavridis, một cựu tư lệnh của NATO nhận xét về SEAL: “Nếu muốn lực lượng này tiếp tục tiến hành những chiến dịch có thể vi phạm tới luật quốc tế thì chắc chắn bạn không muốn họ hoạt động công khai mà chỉ nên tiến hành trong bóng tối”.

Lầu Năm Góc không hề muốn phổ biến tên của SEAL rộng rãi mà chỉ muốn nhắc đến lực lượng này là một Nhóm phát triển đặc biệt của hải quân, mà theo tờ Times đây là cách để có được “cái gật đầu cho các nhiệm vụ nhằm phát triển tổ chức sâu rộng hơn của SEAL có thể bao gồm 9 đội chưa được nêu danh”.

Theo bài báo của New York Times, ngày nay, hầu hết các đặc nhiệm của SEAL được trang bị đến tận chân răng. Súng laser và thiết bị nhiệt đã trở thành tiêu chuẩn. Một số thành viên còn được trang bị mìn thế hệ mới có khả năng "thổi tung" cả tòa nhà. Một số thậm chí còn luôn mang theo cả loại rìu của người thổ dân Bắc Mỹ trước đây nay đã được cải tiến.

Để nói về vũ khí mà các thành viên SEAL thường sử dụng, Dom Raso, một cựu thành viên của lực lượng này đã nói: “Bất kể đó là dụng cụ nào, dù là súng hay dao thì bạn cần phải sử dụng nó để bảo vệ chính bản thân và những người anh em của bạn”.


Hà Linh (Theo Sputnik)
Biệt kích SEAL giải cứu bất thành nhà báo bị hành quyết
Biệt kích SEAL giải cứu bất thành nhà báo bị hành quyết

Chính phủ Mỹ từng cử các đội đặc nhiệm Delta và SEAL tới Syria mùa hè năm ngoái nhằm giải cứu các con tin bị các tay súng IS bắt giữ, trong đó có nhà báo Mỹ James Foley – người vừa bị các phần tử Hồi giáo hành quyết. Tuy nhiên, sứ mạng này đã không thành công.

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN