Những tên lửa của Nga khiến Hải quân Mỹ khiếp sợ

Có một vài người đặt câu hỏi là tại sao Hải quân Mỹ lại cần một số loại vũ khí kỳ lạ như hệ thống Phalanx và SeaRAM, hay thậm chí là súng điện từ (electromagnetic railgun). Những tên lửa dẫn đường bằng radar do Nga chế tạo dưới đây chính là đáp án.

Tên lửa P-270 Moskit và P-800 Oniks của Nga đã gây ra sự kinh hoàng khiến cho Hải quân Mỹ phải phát triển hệ thống tác chiến điện tử trên máy bay trực thăng - AOEW - để đối phó với các mối đe dọa. Cả hai tên lửa trên là tên lửa hành trình động cơ đẩy phản lực, mang theo các đầu đạn từ 250 - 320kg thuốc nổ mạnh và không thể phát hiện dấu vết khi chúng nhằm vào tàu của đối phương.

Tên lửa P-270 Moskit.


Tên lửa P-270 Moskit được phát triển bởi Cục Thiết kế Raduga và lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 70 của thế kỷ 20 như là một vũ khí chống tàu phóng từ trên biển. Sau nhiều thập kỷ, tên lửa này được nâng cấp để có thể thích nghi với các bệ phóng trên mặt đất, trên không và thậm chí là cả ở dưới nước.

Tên lửa này có chiều dài khoảng 9m và mang theo đầu đạn với khoảng 320kg chất nổ mạnh hoặc các vật liệu hạt nhân (tương đương với 120.000 tấn thuốc nổ TNT). Với 4 động cơ phản lực, nó có tầm bắn khoảng 120km và có thể đạt tốc độ tối đa là Mach 3 (gấp 3 lần tốc độ âm thanh).

Với tên lửa P-800 Oniks, nó rất giống tên lửa Moskit nhưng nhỏ hơn một chút và không kém phần đáng sợ. Oniks, do Văn phòng Thiết kế tên lửa NPO Mashinostroyeniya của Nga thiết kế, được đưa vào phục vụ trong những năm 80 của thế kỷ 20 và vẫn được biên chế trong quân đội Nga từ đó đến nay.

Mặc dù ngắn hơn 60 cm so với phiên bản trước của nó, và chỉ mang được đầu đạn với 250kg thuốc nổ mạnh, nhưng Oniks có thể đạt tốc độ Mach 2,6 với tầm xa gấp đôi P-270, cũng như được tích hợp một loạt các tiến bộ công nghệ mà Moskit không có.

Những công nghệ này bao gồm một đầu tìm kiếm radar chủ động-thụ động quán tính (tên lửa Moskit chỉ có 1 đầu dò tìm radar chủ động) giúp cho tên lửa này có sự độc lập cần thiết sau khi phóng; tầm bắn lên tới 300km và khả năng lướt trên mặt biển ở độ cao 9m và thậm chí có khả năng đối phó điện tử (không ai chắc chắn về hệ thống quân sự chủ động này vì nó là bí mật quốc gia).

Và đó không phải là những tên lửa chống tàu hiện đại nhất do Nga chế tạo. Gần đây, quân đội Nga tuyên bố rằng họ đã hoàn tất cuộc thử nghiệm một tên lửa hành trình siêu thanh mới có khả năng hơn hẳn Mosfit và Oniks.

Tháng 9/2014, những cuộc thử nghiệm cuối cùng về loại tên lửa mới nhất trên, do NPO Mashinostroyenia, một chi nhánh của Công ty Tên lửa Chiến thuật của Nga phát triển, đã được thực hiện. Ông Alexander Leonov, người đứng đầu NPO Mashinostroyenia cho biết loại tên lửa mới này được thiết kế cho Hải quân Nga và đã hoàn thành công tác thử nghiệm cấp nhà nước cho 2 phiên bản: triển khai trên bộ và trên biển. Hiện vẫn chưa rõ về tên, chỉ số cũng như bất kỳ đặc điểm kỹ, chiến thuật hay công nghệ nào của loại tên lửa mới này.

Theo ông Dmitry Kornev, Tổng biên tập của Dự án Quân sự Nga trên Internet, mặc dù tất cả vẫn còn là điều bí mật về tên lửa mới được thử nghiệm này, nhưng cũng có thể đưa ra một số dự đoán về sản phẩm đó. Đây có thể là một loại tên lửa về cơ bản là mới, siêu thanh. Mọi người đều biết rằng NPO Mashinostroyenia đang tích cực làm việc trong lĩnh vực này và nó có lẽ sẽ không quá khác so với những mô hình của tên lửa siêu thanh BrahMos-2 do Nga và Ấn Độ cùng phát triển.

Thực tế là cộng đồng quốc tế vẫn chưa biết gì về hệ thống tên lửa mới này của Nga và đó là điều đáng sợ hơn cả.


Công Thuận
Tại sao F-35 dễ bị chiến đấu cơ Nga đánh bại?
Tại sao F-35 dễ bị chiến đấu cơ Nga đánh bại?

Dễ bị đánh bại bởi gia đình máy bay chiến đấu Su-30 và có một số lỗi thiết kế quan trọng, chiến đấu cơ F-35 đang có nguy cơ trở nên lỗi thời và tạo ra một lỗ hổng trong hệ thống phòng không của phương Tây.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN