Nga tạo ra bãi mìn 'lớn nhất thế giới' dọc chiến tuyến dài hơn 1.200km

Việc triển khai các bãi mìn rộng, nhiều lớp của Nga đã tác động đáng kể đến cuộc phản công của Ukraine, khiến các binh sĩ Ukraine phải thay đổi chiến lược và chiến thuật để tìm cách vượt qua tuyến phòng thủ này.

Chú thích ảnh
Bãi mìn của các lực lượng Nga đang gây khó khăn cho cuộc phản công của Ukraine. Ảnh: Anadolu

Theo một số ước tính, Nga đã tạo ra bãi mìn lớn nhất thế giới, trải dài dọc theo chiến tuyến hơn 1200km, từ miền Nam đến miền Đông Ukraine, tờ The Times của Anh ngày 13/8 đưa tin.

Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang Ukraine xác định chiến tuyến trong cuộc xung đột với Nga hiện dài hơn 1.200 km, dọc theo các tỉnh Kherson, Zaporizhzhia, Donetsk, Luhansk và Kharkiv.

Việc triển khai các bãi mìn rộng và dày đặc của các lực lượng Nga đã tác động đáng kể đến cuộc phản công của Ukraine, khiến các binh sĩ Ukraine phải thay đổi chiến lược và chiến thuật để tìm cách vượt qua tuyến phòng thủ này, theo Business Insider ngày 14/8.

Đứng đầu thách thức đối với các lực lượng Ukraine là mật độ đáng kinh ngạc của các bãi mìn, đặc biệt là ở một số khu vực mà các báo cáo cho thấy Nga đã đặt tới 5 quả mìn trên một mét vuông. Các quan chức Ukraine từng mô tả những bãi mìn này là "không thể tưởng tượng", nhấn mạnh khó khăn chưa từng có mà chúng đặt ra cho các lực lượng tấn công của Ukraine.

Một khía cạnh đáng lo ngại từ các bãi mìn này là cấu trúc nhiều lớp do lực lượng Nga triển khai. Chiến thuật này liên quan đến việc đặt nhiều quả mìn chồng lên nhau, với độ sâu nhất định, tạo ra một thách thức lớn không chỉ cản trở nỗ lực rà phá bom mìn mà còn gây ra mối đe dọa trực tiếp đối với thiết bị rà phá bom mìn.

Sự phức tạp của những bãi mìn này đã buộc một số binh sĩ Ukraine phải đưa ra quyết định khó khăn là từ bỏ xe tăng do phương Tây hỗ trợ và đi bộ để tránh kích hoạt những cái bẫy nguy hiểm này.

Trong khi đó, phạm vi của các bãi mìn là rất rộng (như đã nói ở trên). Lượng mìn khổng lồ kết hợp với chiến lược bố trí và sử dụng các loại mìn, bẫy mìn sát thương khác nhau (mình chống tăng, mìn chống bộ binh, mìn nổ phá, mìn xuyên giáp,...) đã cản trở đáng kể các nỗ lực phản công của Ukraine.

Ukraine đã phải thay đổi chiến thuật phản công vào mùa hè này sau khi các cuộc tấn công ban đầu của xe tăng và xe chiến đấu bộ binh bị mắc kẹt trong các cánh đồng rải đầy mìn. Sau đó, chúng dễ dàng bị tiêu diệt bởi pháo binh và máy bay không người lái tấn công của Nga. 

Mặc dù là di sản của chiến tranh thế kỷ 20, mìn vẫn tiếp tục đóng một vai trò trong các cuộc xung đột hiện đại do dễ sản xuất, chi phí thấp và hiệu quả của chúng. 

Với những hạn chế của các phương tiện như xe chiến đấu bọc thép Bradley do Mỹ sản xuất trong việc vượt qua các bãi mìn trên, Tướng Valery Zaluzhny, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, đã đề nghị phương Tây viện trợ các máy bay chiến đấu tiên tiến như F-16 do Mỹ sản xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động trên bộ của chúng. 

"Chúng tôi không thể làm bất cứ điều gì chỉ với một chiếc xe tăng với vài lớp giáp vì bãi mìn quá sâu, và sớm hay muộn, nó sẽ bị chặn lại và sau đó bị tiêu diệt bởi hỏa lực tập trung", Tướng Zaluzhny nói với tờ The Washington Post của Mỹ.

Công Thuận/Báo Tin tức (Theo thetimes.co.uk/businessinsider.com)
Tướng Australia: Ukraine cần một 'Dự án Manhattan' về rà phá mìn
Tướng Australia: Ukraine cần một 'Dự án Manhattan' về rà phá mìn

Ukraine dựa vào công nghệ do phương Tây cung cấp nhưng không đủ tiên tiến để dọn mìn hiệu quả. Họ cần phải tạo ra các giải pháp riêng, tương tự như "Dự án Manhattan" của Mỹ trong Thế chiến 2 - một vị tướng quân đội Australia đã nghỉ hưu đề xuất.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN