Nga phá kỷ lục số lần phóng vệ tinh quân sự 

Năm 2022, Nga đã phóng 14 vệ tinh quân sự lên không gian, nhiều hơn tất cả các năm trước đó. 

Chú thích ảnh
Hình ảnh tên lửa Soyuz-2.1b đưa các vệ tinh rời khỏi bệ phóng Vostochny, Nga, năm 2019. Ảnh: Roscosmos

Tổng cộng, Nga đã phóng 3 vệ tinh định vị, 2 vệ tinh tình báo, 3 vệ tinh thanh tra, 4 vệ tinh trinh sát và 2 vệ tinh quang học trong năm nay. Tính đến tháng 12/2022, tổng số vệ tinh quân sự đang hoạt động của Nga là 108 chiếc. 

Theo các chuyên gia quan sự, tần suất phóng vệ tinh của Nga năm nay đã nhiều hơn hẳn so với các năm trước, giúp bù đắp phần nào cho tình trạng chậm trễ của các dự án GLONASS và Bars-M. Ngoài ra, Nga đang phải đối mặt với sự xuống cấp của các hệ thống định vị không gian cũng như tình trạng thiếu hụt khả năng trinh sát không gian, vốn đã kéo dài hàng thập kỷ qua. 

Để giữ vững mục tiêu là cường quốc vũ trụ đối thủ của Mỹ, Nga đã cố gắng duy trì chi tiêu ngân sách cho lĩnh vực không gian ở mức ổn định. Trong các năm 2023, 2024 và 2025, tổng kinh phí theo kế hoạch của Moskva cho các chương trình không gian lần lượt là 3,97 tỷ USD, 3,93 tỷ USD và 3,92 tỷ USD. 

Nhiều thập kỷ qua, Nga vẫn thiếu các hệ thống không gian hình ảnh quang học và radar có độ phân giải cao. Tính đến tháng 12 năm 2022, Lực lượng vũ trang Nga đã phóng hai vệ tinh ảnh quang học có độ phân giải cao, Persona-2 và Persona-3, lần lượt vào năm 2013 và 2015, và hai vệ tinh ảnh radar, Kondor và Neitron, vào năm 2013 và 2022. Một vệ tinh Pion-NKS với radar khẩu độ tổng hợp cũng được đưa vào quỹ đạo, với mục đích là radar hải quân và tình báo điện tử. Trong khoảng thời gian năm 2021 - 2022, Nga đã ba lần phóng các vệ tinh ảnh quang học có độ phân giải cao EO-MKA song đều thất bại.

Những năm trước, quân đội Nga có thể dựa vào các vệ tinh ảnh quang học độ phân giải cao dân sự Resurs-P, nhưng cả ba vệ tinh được phóng từ năm 2013 đến 2016 đó đều đã ngừng hoạt động vào năm 2022. Năm 2023, Nga đã lên kế hoạch triển khai một số vệ tinh dân sự, có thể được sử dụng cho mục đích trinh sát: một vệ tinh Resurs-P và hai vệ tinh ảnh radar, Obzor-R và Kondor-FKA tiên tiến. Vào năm 2024 - 2025, Nga dự kiến phóng một chiếc Resurs-P, hai chiếc Resurs-PM và một chiếc Kondor-FKA.

Đức Trí/Báo Tin tức (Theo Oilprice)
Châu Âu thiệt hại khoảng 1.000 tỷ USD do từ bỏ khí đốt Nga, khủng hoảng mới chỉ bắt đầu
Châu Âu thiệt hại khoảng 1.000 tỷ USD do từ bỏ khí đốt Nga, khủng hoảng mới chỉ bắt đầu

Theo hãng tin Mỹ, châu Âu đã thiệt hại khoảng 1.000 tỷ USD do chi phí năng lượng tăng cao sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, nhưng cuộc khủng hoảng sâu sắc nhất trong nhiều thập kỷ mà châu Âu phải đối mặt chỉ mới bắt đầu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN