MiG-29 và Su-27 Nga ưu việt hơn F-35 Mỹ điểm nào?

Liệu những chiến đấu cơ phản lực thời Xô-viết, MiG-29 Fulcrum 2 động cơ, hay loại máy bay phản lực lớn hơn, Su-27 Flanker, có ưu việt hơn hơn thiết kế mới nhất của Mỹ, F-35 Joint Strike Fighter?
 

Chiến đấu cơ MiG-29. Ảnh: DT


Câu trả lời là: Có, theo Bill French, nhà phân tích chính sách tại Mạng lưới An ninh Quốc gia, nhóm cố vấn chuyên về các chính sách quốc phòng có trụ sở ở Washington (Mỹ). Ông cũng là tác giả của một báo cáo mới được công bố vào ngày 11/8 vừa qua bởi tổ chức này. Nó có tựa đề: "Thần sấm không tia chớp: Chi phí cao nhưng lợi ích hạn chế của chương trình F-35" (Thunder without Lightning: The High Costs and Limited Benefits of the F-35 Program), một kiểu chơi chữ về tên chính thức của loại máy bay chiến đấu này, Tia chớp II (Lightning II).
 

Chiến đấu cơ Su-27. Ảnh: DT


Tài liệu trên được đưa ra chỉ 1 tháng sau khi có những tin tức đánh giá về báo cáo nội bộ của Lầu Năm Góc rằng F-16 ưu việt hơn F-35 trong không chiến thế nào.

Trong nghiên cứu của mình, French cho rằng F-35 có hiệu suất chỉ nhẹ hơn F-16, F-18 và AV-8B Harrier. Khi so sánh về sức mạnh, khả năng cơ động và tải trọng tối đa, French cho rằng chiếc máy bay thế hệ thứ 5 trên của Mỹ đều không bằng một số loại máy bay chiến đấu thế hệ cũ hơn của Nga. Dưới đây là lời giải thích của ông:

"Các đặc điểm hoạt động của F-35 cũng khó so sánh với những chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 đang được triển khai của nước ngoài, như MiG-29 Fulcrum và Su-27 Flanker do Nga thiết kế (cũng được Trung Quốc sản xuất) đang phục vụ trong lực lượng không quân trên thế giới. Đây là những loại máy bay mà F-35 có khả năng phải đối đầu nhất trong các cuộc không chiến. So với cả Su-27 và MiG-29, F-35 là hiển nhiên kém hơn về lực cánh/tải trọng trên cánh (trừ F-35C), tăng tốc cận âm và lực đẩy trên trọng lượng. Tất cả biến thể F-35 cũng có tốc độ tối đa thấp hơn đáng kể, 1,6 Mach cho F-35 so với 2,2 Mach cho Su-27 và 2,3 Mach cho MiG-29.

Các mô phỏng không đối không cũng vẽ nên một bức tranh khắc nghiệt. Trong năm 2009, Không quân Mỹ và các chuyên gia phân tích của tập đoàn Lockheed Martin chỉ ra rằng F-35 có thể được dự kiến sẽ chỉ đạt được tỷ lệ sát thương 3-1 so với những máy bay có độ tuổi nhiều thập kỷ MiG-29 và Su-27, mặc dù có lợi thế về tàng hình và hệ thống điện tử. Các kết quả mô phỏng khác thậm chí còn tồi tệ hơn. Trong một mô phỏng của nhà thầu phụ RAND Corporation, F-35 có tỷ lệ 2,4-1 so với những chiến đấu cơ Su-35 Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là sẽ có nhiều hơn 2 chiếc F-35 bị mất cho mỗi chiếc Su-35 bị bắn hạ. Trong khi những mô phỏng có tính toán đến một loạt các yếu tố khác và bao gồm các giả định về bối cảnh sẽ diễn ra, họ vẫn nhấn mạnh sự cần thiết phải hoài nghi về khả năng không-đối-không của F-35.

Thật không may, không có đủ dữ liệu trên máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của nước ngoài để có sự so sánh có ý nghĩa. 3 loại máy bay chiến đấu như vậy được biết là đang phát triển: PAK FA của Nga và J-20, J-31 của Trung Quốc”.
 

Chiến đấu cơ F-35. Ảnh: BI


F-35 là dự án đắt đỏ nhất trong chương trình mua vũ khí của Lầu Năm Góc, ước tính tốn 391 tỷ USD để mua 2.457 máy bay cho Không quân, Thủy quân Lục chiến và Hải quân.

Mỹ vừa tuyên bố F-35 Joint Strike Fighter đã sẵn sàng cho các hoạt động ban đầu - dù với một phiên bản ít tính sát thương hơn. Lực lượng không quân dự kiến thực hiện một chuyến bay tương tự vào năm 2016 và Hải quân vào năm 2019.

Các quan chức Mỹ đã thừa nhận rằng họ sẽ phải "tạo ra" một phiên bản ít nguy hiểm hơn. Ví dụ, trong những năm đầu hoạt động, F-35B sẽ không có mũ bảo hiểm mới nhìn ban đêm, Small Diameter Bomb II hoặc súng Gatling 4 nòng GAU-22/A cỡ 25mm - hay khả năng truyền video hoặc đồng thời hợp nhất dữ liệu cảm biến từ 4 máy bay.

Nhiều vũ khí cải tiến sẽ được nâng cấp trong tương lai, chẳng hạn như 3F, dự kiến sẽ hoạt động đầy đủ cho F-35B vào cuối năm 2017. Những người ủng hộ việc phát triển F-35 cho rằng Joint Strike Fighter nếu được trang bị đầy đủ sẽ ưu việt hơn những chiến đấu cơ thế hệ thứ 4.

8 quốc gia đã cam kết giúp phát triển F-35, trong đó có Anh, Ý, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Australia, Đan Mạch và Na Uy. Ngoài ra, Israel, Nhật Bản và Hàn Quốc có kế hoạch mua các mẫu sản xuất loại máy bay này.

Công Thuận (Theo D.T)
F-35 dễ bị "tiêm kích già" xé ra từng mảnh
F-35 dễ bị "tiêm kích già" xé ra từng mảnh

F-35 liên tục phải đối mặt với những chỉ trích thậm tệ từ giới chuyên gia quân sự, giới hoạch định chính sách.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN