Lính Mỹ có thể được điều ra chiến trường Syria 'làm cỏ' IS

Lính Mỹ có khả năng được điều ra chiến trường Syria để chiến đấu chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence, Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Wilbur Ross và cố vấn cấp cao Jared Kushner (từ trái sang phải) dự một cuộc họp ở Washington, DC ngày 2/2. Ảnh: EPA/TTXVN

Theo CNN, Lầu Năm Góc đã trình Tổng thống Mỹ Donald Trump “khung sơ bộ” các giải pháp đẩy mạnh cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng của Mỹ. Bản kế hoạch chiến tranh này được nộp lên theo yêu cầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm thực hiện cam kết trong chiến dịch tranh cử.

Một quan chức Mỹ cho hay theo yêu cầu từ một tháng trước của ông Trump về việc Mỹ cần có một chương trình mới để tiêu diệt IS ở Syria và Iraq, bản tài liệu đã được nộp lên đưa ra chi tiết các phương án quân sự, ngoại giao và tài chính để tăng cường sự tham gia của Mỹ trong chiến dịch tiêu diệt khủng bố này.

Một ủy ban gồm các quan chức chính phủ hàng đầu đã có cuộc họp chiều 27/2 theo giờ địa phương để thảo luận phương án đẩy mạnh cuộc chiến chống IS. Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis theo lịch trình sẽ chủ trì cuộc thảo luận. Tuy nhiên, hiện chưa rõ Tổng thống Mỹ Donald Trump có tham gia phiên thảo luận này hay không.

Dù chi tiết của bản kế hoạch tiêu diệt IS chưa được công bố nhưng theo thông tin CNN có được hồi tháng trước, trong các phương án được trình lên tổng thống, có khả năng có phương án Mỹ sẽ lần đầu tiên gửi lực lượng chiến đấu mặt đất đến miền bắc Syria.

Các quan chức Mỹ trước đây từng nhấn mạnh lính Mỹ được điều đến Syria sẽ không trực tiếp tham chiến và chỉ làm nhiệm vụ hỗ trợ chiến đấu. Tính đến nay, chỉ các nhóm nhỏ trong lực lượng đặc nhiệm được triển khai ở Syria chỉ làm công tác đào tạo và hỗ trợ các nhóm đối lập chống IS trên mặt đất.

Động thái điều quân ra chiến trường Syria nếu xảy ra, sẽ tăng cường các hoạt động quân sự của Mỹ ở Syria và có thể diễn ra trong vài tuần tới để đẩy nhanh cuộc chiến chống IS nếu được sự nhất trí của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Cách tiếp cận của chính quyền Trump với vấn đề cuộc chiến chống khủng bố sẽ xuất hiện trong bối cảnh IS đang bị gia tăng áp lực. Các lực lượng của Iraq hồi tuần qua đã giải phóng sân bay Mosul trong khi các khu vực lãnh thổ IS nắm giữ tại Syria đang bị thu hẹp.

Theo các quan chức Mỹ, gửi quân đội đến Syria chỉ là một trong nhiều ý tưởng được trình lên để tổng thống xem xét. Một phương án khác có thể là việc loại bỏ giới hạn số lượng lính Mỹ đồn trú ở Iraq. Chính quyền tiền nhiệm đã quy định không quá 5.262 lính Mỹ được phép có mặt ở quốc gia Trung Đông này.


Hồi tuần trước, tướng Joseph Dunford, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân cho biết quân đội Mỹ đang xem xét cam kết hiện diện lâu dài ở Iraq để giúp quốc gia Trung Đông này ổn định đất nước sau khi IS bị đánh bại.

Tướng Dunford cũng cho biết kế hoạch chiến tranh mới cũng xem xét việc chiến đấu chống IS bên ngoài Syria và Iraq, bao gồm Yemen, Libya và Afghanistan.

Ông cũng yêu cầu tăng cường xem xét quan điểm của các nhân tố trong khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh quan trọng của Mỹ. Thổ Nhĩ Kỳ chống các nhóm người Kurd được Mỹ ủng hộ trong khi các nhóm người Kurd này là lực lượng đang tiến hành các trận chiến hữu hiệu nhất chống IS trên chiến trường Syria.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump nhiều lần cam kết tăng cường cuộc chiến chống khủng bố IS đã bắt đầu dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Vũ Anh
Giáo sư Trung Quốc mách ông Tập Cận Bình 'chiêu' bắt tay với ông Trump
Giáo sư Trung Quốc mách ông Tập Cận Bình 'chiêu' bắt tay với ông Trump

Với thói quen tóm chặt tay người đối diện kéo về phía mình trong một khoảng thời gian dài, Tổng thống Mỹ Donald Trump thường khiến các nhà lãnh đạo quốc gia khác bối rối, ngượng ngùng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN