Hình ảnh Mỹ-Nhật tập trận chung lớn nhất trên Thái Bình Dương

Washington và Tokyo tích cực huy động số lượng thủy thủ, lính thủy quân lục chiến và phi công kỷ lục cho một cuộc tập trận hải quân chung lớn nhất tại Thái Bình Dương.

Chú thích ảnh
Nhóm tàu tấn công của Hạm đội Bảy Mỹ. Ảnh: Hạm đội Bảy

Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa 2 nước với Trung Quốc tiếp tục gia tăng trong khu vực.

Khoảng 47.000 binh sĩ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cùng với hơn 10.000 quân nhân Mỹ tham gia cuộc tập trận mang tên Kiếm sắc-19 (Keen Sword-19) được cho là cuộc tập trận lớn nhất kể từ 1986, khi Mỹ-Nhật tổ chức mô hình tập trận này 2 năm 1 lần.

Cuộc tập trận phía Mỹ có sự tham gia của Hạm đội 7 và Nhóm tàu ngầm số 7 - có căn cứ tại Yokosuka, Nhật Bản. Tokyo triển khai gần 1/5 lực lượng quân đội. Bên cạnh đó, hai tàu chiến Canada cũng tham gia. Nhóm tấn công 9 tàu của Mỹ, do tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz USS Ronald Reagan dẫn đầu, cũng tham gia tập luyện tác chiến chống ngầm.

Chú thích ảnh
Tàu ngầm tấn công tham gia cuộc tập trận chung Mỹ-Nhật lớn nhất trên Thái Bình Dương.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Máy bay các loại tham gia cuộc tập trận Kiếm sắc
Chú thích ảnh
Binh sĩ luyện tập kỹ năng tiếp đất trên tàu chiến Canada.
Chú thích ảnh

Cuộc tập trận Kiếm sắc được cho là nhằm chứng minh "sức mạnh và sức bền của liên minh Mỹ - Nhật”, cũng như các quốc gia “theo đuổi chung một mục tiêu vì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mở cửa và tự do", Trung tướng Jerry Martinez - người đứng đầu lực lượng binh sĩ Mỹ đóng quân tại Nhật Bản phát biểu trước các phóng viên ngay trước thềm cuộc tập trận khởi động vào 29/10.

Các lực lượng tham gia có nhiệm vụ diễn tập các khoa mục cuộc tấn công đổ bộ và phòng thủ tên lửa đạn đạo, cũng như tác chiến trên không.

Video tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan tham gia tập trận (nguồn: RT):

Các quan chức quân sự cho hay cuộc tập trận Kiếm sắc sẽ phô bày khả năng phối hợp hiệp đồng chống lại các cuộc khủng hoảng đang nổi lên trong khu vực chiến lược Thái Bình Dương. Để cải thiện khả năng phối hợp, các hạm đội đồng minh sẽ thực hành chia sẻ dữ liệu hậu cần và cung cấp trang thiết bị cho các tàu của nhau.

Tư lệnh của lực lượng Nhật Bản - Đô đốc Hiroshi Egawa – nhấn mạnh liên minh Mỹ-Nhật là "cần thiết cho sự ổn định trong khu vực nói riêng và vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng lớn hơn nói chung".

Nhật Bản trong khoảng thời gian gần đây đã tăng cường lực lượng vũ trang theo cam kết của Thủ tướng Shinzo Abe. Hồi tháng 3, Nhật Bản thành lập đơn vị hải quân ưu tú đầu tiên của mình có tên gọi Lữ đoàn Triển khai Đổ bộ Nhanh. Vào tháng 9, Tokyo đã cử tàu chiến trực thăng lớn nhất và mới nhất JS 'Kaga' thực hiện hành trình kéo dài 2 tháng nhằm thúc đẩy một "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở cửa", cũng như thúc đẩy mối quan hệ quân sự mạnh mẽ hơn với các quốc gia Thái Bình Dương.

Trong khi đó, về phần mình, Bắc Kinh lên tiếng cảnh cáo Mỹ và Nhật Bản vi phạm chủ quyền thông qua việc để tàu và máy bay đến gần lãnh hải của Bắc Kinh. Các quan chức Trung Quốc cáo buộc Mỹ lợi dụng nguyên tắc 'tự do chuyển hướng', và nói rằng các cuộc diễn tập hải quân làm căng thẳng gia tăng trong khu vực. Trong tháng 9 vừa qua, một tàu chiến Trung Quốc gần như xảy ra va chạm với tàu khu trục USS Decatour lớp Arleigh Burke của Mỹ trên Biển Đông.

Phản ứng trước các hoạt động của Washington trong khu vực, Trung Quốc tuyên bố sẽ đẩy mạnh năng lực hải quân. "Quốc gia phải tập trung chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến" và gia tăng số lượng và phạm vi của các cuộc tập trận, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố hồi tuần trước.

Hồng Hạnh/Báo Tin tức
5 vali đựng các phần thi thể nhà báo Khashoggi trước khi bị tiêu hủy
5 vali đựng các phần thi thể nhà báo Khashoggi trước khi bị tiêu hủy

Thi thể nhà báo bình luận gốc Saudi Arabia, Jamal Khashoggi đã bị phân thành nhiều mảnh và bỏ vào 5 chiếc vali trước khi mang đi tiêu hủy.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN