Cán cân quân sự giữa Nga và Ukraine ra sao?

Trường hợp tồi tệ nhất về cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine hiện nay là nổ ra một cuộc chiến giữa hai nước. Trong trường hợp đó, tương quan lực lượng giữa Moskva và Kiev sẽ như thế nào?

Nga có quân số nhiều gấp 4 lần Ukraine, xe tăng nhiều gấp 2 lần và máy bay chiến đấu là gấp 6 lần. Sự bất đối xứng này được thể hiện một phần qua ngân sách quốc phòng hàng năm giữa hai nước. Nga chi khoảng 78 tỷ USD cho lực lượng vũ trang của mình hàng năm, trong khi Ukraine chỉ có 1,6 tỷ USD.

 

Theo báo cáo thường niên của cơ quan tư vấn toàn cầu HIS, ngân sách quốc phòng của các nước trên thế giới trong năm 2014 lần đầu tiên sẽ tăng lên trong 5 năm qua và Nga trở thành nước đứng thứ 3 trên thế giới về qui mô ngân sách quốc phòng.

Tuy nhiên, Moskva cũng không thể huy động tất cả lực lượng của mình nếu xảy ra một cuộc chiến tranh toàn diện với Kiev, bởi vì họ phải duy trì lực lượng ở khu vực phía bắc Caucasus, ở biên giới với Trung Quốc, hoặc ở Thái Bình Dương. Mark Galeotti, một chuyên gia tại Trung tâm về các vấn đề toàn cầu thuộc Đại học New York (Mỹ) có trụ sở tại Moskva ước tính Nga có thể có thể tập hợp một lực lượng gấp 2 lần so với Ukraine trong bất kỳ cuộc chiến tranh tiềm năng nào.

Tàu chiến Nga thuộc Hạm đội Biển Đen ở Crimea. Ảnh: RIA Novosti


Về khả năng tác chiến của hai bên, kể từ cuộc chiến tranh chớp nhoáng tại Georgia năm 2008, Moskva đã tăng chi tiêu quốc phòng hàng năm của mình lên trung bình 30%. Chuyên gia phân tích hàng đầu của HIS Craig Caffrey kết luận: “Ngân sách quốc phòng của Nga sẽ tăng 44% trong 3 năm tới. Theo dự án được Duma Quốc gia Nga phê chuẩn, chi tiêu quốc phòng nước này sẽ tăng lên 98 tỷ USD năm 2016... Ngân sách tăng thêm nhiều khả năng sẽ được chi hiện đại hóa vũ khí và trang thiết bị, tiến hành tập trận và cải thiện các điều kiên trong quân đội”.  

Ngược lại, Kiev có một lịch sử của việc phân bổ ngân sách quốc phòng cho quân đội  ít hơn so với dự toán. Đơn vị tinh nhuệ nhất của nước này cũng đã được triển khai cùng với lực lượng của NATO trong một số hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế, các đơn vị khác lại đang thiếu kinh phí và trang bị kém. Hầu hết các loại vũ khí, trang thiết bị của Ukraine đều được thừa hưởng từ Liên Xô sau khi khi tuyên bố độc lập hơn hai thập kỷ trước.

Christopher Langton, một chuyên gia phân tích và nghiên cứu khủng hoảng độc lập độc tại Anh cho biết, quân đội Ukraine đang bị rệu rã bởi những chương trình cải cách vốn được lập ra nhằm xây dựng một lực lượng vũ trang chuyên nghiệp hơn, nhưng lại chưa được được thực hiện một cách trọn vẹn.

"Họ (quân đội Ukraine) đã trải qua những thăng trầm lớn trong những năm gần đây thông qua các kế hoạch cải cách lớn, nhưng với nguồn tài chính có hạn nên việc tái cơ cấu quân đội, đặc biệt là vấn đề nhân sự và trang thiết bị vẫn chưa đi đến đâu. Ukraine đã tìm cách để kết thúc chế độ cưỡng ép tòng quân, nhưng điều này đã không bao giờ đạt được. Vì vậy vẫn còn một số vấn đề tồn tại trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự. Điều này tất nhiên sẽ làm suy yếu khả năng triển khai lực lượng của quân đội Ukraine", Langton nói.

Trong vòng 5 năm qua, quân số của quân đội Ukraine đã giảm từ 245.000 xuống còn 184.000. Nhưng nước này vẫn còn 60% lính nghĩa vụ.


Quân đội Ukraine cũng sẽ bị chia rẽ nếu đối mặt với một cuộc chiến tranh. Dân số của Ukraine hiện nay bao gồm cả người Ukraine bản địa và người Nga, trong đó nhiều người thuộc nhóm thứ 2, đặc biệt là khu vực phía đông của nước này có quan hệ gần gũi với Nga. Điều đó có thể tác động lớn đến sự trung thành của sĩ quan và binh lính Ukraine nếu nổ ra một cuộc chiến với Moskva.

Có những yếu tố cũng chưa được phân định rõ ràng. Các nhà lãnh đạo quân sự cấp cao của Ukraine vốn đã từng phục vụ nhiều năm trong trong quân đội Liên Xô trước đây. Khả năng từ chức của các quan chức quốc phòng cũng đã xuất hiện. Ví dụ, Tư lệnh Hải quân mới được bổ nhiệm của Ukraine đã tuyên bố trung thành với khu vực Crimea ngày 2/3 khi lực lượng ủng hộ Nga giành quyền kiểm soát bán đảo này.

Tuy nhiên, trong thông điệp liên bang đọc tại phiên họp đặc biệt của hai viện Quốc hội Nga mới đây, Tổng thống Nga khẳng định rằng Moskva không muốn Ukraine bị chia cắt. "Chúng tôi luôn luôn tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, khác với những người đã chia cắt đất nước. Thực trạng đối đầu dân sự ngày hôm nay hoàn toàn do trách nhiệm lương tâm của những người này. Xin hãy đừng tin những ai lấy nước Nga ra để dọa nạt các bạn, những ai đang lớn tiếng rằng tiếp theo Crimea sẽ là những khu vực khác. Chúng tôi không muốn chia cắt Ukraine, chúng tôi không cần điều đó", ông Putin nói.


Vũ Thanh

Lý giải quyết định sáp nhập Crimea của Tổng thống Putin
Lý giải quyết định sáp nhập Crimea của Tổng thống Putin

Bằng việc sáp nhập Crimea, ông Putin không chỉ bảo đảm cho căn cứ hải quân của Nga và cửa ngõ chiến lược của mình tới Biển Đen, mà còn gửi một thông điệp mạnh mẽ cho Ukraine và phương Tây: Bỏ qua những mối quan tâm chiến lược hợp pháp của Nga chính là một sự liều mạng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN