Bộ trưởng Khrenin cho biết tình hình chính trị, quân sự và cấu trúc quân sự, chính trị tại châu Âu đã thay đổi căn bản, đối đầu giữa phương Tây và phương Đông đã chuyển sang giai đoạn căng thẳng. Điều đó đòi hỏi phải đổi mới học thuyết quân sự của Belarus. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh học thuyết mới vẫn duy trì khát vọng hòa bình của nhân dân Belarus, theo đó Belarus không xem bất kỳ dân tộc nào là kẻ thù, bất kể hành động của chính phủ các nước này như thế nào.
Ông Khrenin nhấn mạnh học thuyết quân sự mới chú trọng không để xảy ra xung đột vũ trang, trước hết bằng các biện pháp răn đe chiến lược, xây dựng hệ thống quan hệ kiềm chế quá trình xuất hiện mâu thuẫn giữa các quốc gia, duy trì cân bằng lợi ích quốc gia với lợi ích các nước khác, đảm bảo ổn định và chung sống hòa bình. Học thuyết mới xem việc bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật là biện pháp bắt buộc phải thực hiện trong khuôn khổ răn đe chiến lược trước các mối đe dọa.
Ngoài ra, học thuyết quân sự mới xác định hành động của Belarus trong trường hợp xảy ra các hành động gây hấn vũ trang chống lại các đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) và Nhà nước liên minh Nga - Belarus.
Ông Khrenin cũng lưu ý trong học thuyết mới thay vào các phạm trù chiến tranh cục bộ và khu vực là chiến tranh liên minh và liên quốc gia. Đối với Belarus, mọi cuộc chiến tranh, dù là cục bộ hay khu vực, sẽ bao trùm toàn bộ lãnh thổ đất nước và đòi hỏi hủy động mọi lực lượng. Ngoài ra, sau khi củng cố khái niệm chiến tranh liên quốc gia, Belarus đưa ra tuyên bố chính trị quan trọng, theo đó Cộng hòa Belarus sẵn sàng độc lập bảo vệ lợi ích quốc gia. Còn trong khái niệm chiến tranh liên minh, Belarus đưa vào ý nghĩa, theo đó việc giành chiến thắng sẽ đạt được bằng việc sử dụng quân đội Belarus cùng với quân đội đồng minh.
Bộ trưởng Quốc phòng Belarus lưu ý trong học thuyết sửa đổi, đề cập vấn đề đảm bảo kinh tế cho an ninh quốc phòng với sự tham gia của các nước đồng minh, phản ánh hành động chống lại các biện pháp trừng phạt, định hướng lĩnh vực kinh tế quốc phòng nhằm thay thế nhập khẩu, đồng thời phát triển hợp tác kỹ thuật quân sự với các nước đồng minh.
Bộ trưởng Khrenin cũng cho rằng học thuyết mới có thể làm cơ sở để giải quyết tình hình an ninh ở châu Âu, theo đó Minsk sẵn sàng nối lại đối thoại với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) nếu khối này chấm dứt các hành động thù địch. Học thuyết cho thấy Belarus mong muốn khôi phục ảnh hưởng của các tổ chức quốc tế về an ninh như Liên hợp quốc, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE)..., sử dụng hiệu quả các tổ chức này trong việc ngăn chặn và giải quyết các cuộc xung đột vũ trang. Học thuyết mới cho thấy Minsk sẵn sàng hợp tác quân sự với tất cả các nước, kể cả NATO.
Dự thảo học thuyết quân sự Belarus sẽ đưa đưa ra Quốc hội phê chuẩn trong phiên hợp dự kiến diễn ra vào cuối tháng 4 tới.