Xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm tại Cụm công nghiệp Tân Hồng-Bình Giang

Chủ tịch UBND huyện Bình Giang, Hải Dương Nguyễn Trung Kiên cho biết: Huyện đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty Cổ phần nhựa tái sinh Vĩnh Lộc, với tổng số tiền phạt 120 triệu đồng.

Công ty Cổ phần nhựa tái sinh Vĩnh Lộc bị xử phạt do hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép về chất thải từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 5m3/ngày; các thông số trong nước thải như TSS (tổng chất rắn lơ ) vượt 3,2 lần; BOD5 (lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ theo phản ứng trong 5 ngày) vượt 4,3 lần; COD (lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước) vượt 5 lần. 

Ông xả nước thải từ các nhà máy trong cụm công nghiệp Tân Hồng xả ra thẳng kênh tưới tiêu không qua xử lý.

UBND huyện Bình Giang yêu cầu Công ty Vĩnh Lộc phải xây dựng, cải tạo hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn và hoàn thiện các thủ tục về bảo vệ môi trường trước khi tiếp tục hoạt động.

Chủ tịch UBND huyện cũng yêu cầu Công ty Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu nhựa Lâm Phúc không cung cấp điện cho hộ sản xuất Nguyễn Văn Tuấn đang thuê nhà xưởng của Công ty, do cơ sở này cố tình xả nước thải gây ô nhiễm môi trường. 

Công ty Vĩnh Lộc và hộ sản xuất Nguyễn Văn Tuấn hiện đang sản xuất tại cụm công nghiệp Tân Hồng, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang nhiều lần xả nước thải ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước tưới tiêu và Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải chảy qua khu vực này, đã bị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, UBND huyện Bình Giang nhiều lần xử phạt.

Theo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Giang, Cụm công nghiệp Tân Hồng có gần 20 doanh nghiệp hoạt động với các ngành nghề sản xuất, kinh doanh như tái chế nhựa, may mặc, sản xuất máy nông nghiệp, sản xuất nhôm định hình, bao bì, chế biến gỗ… 

Từ đầu năm 2017, các cơ quan chức năng đã phát hiện hiện tượng xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường của một số doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp tái chế nhựa. cụ thể là Công ty cổ phần Tiến Long, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nhựa Lâm Phúc, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại Quốc Pháp… 

Vào cuối tháng 3/2017, Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương đã kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp này và yêu cầu dừng hoạt động để khắc phục các vi phạm. Các lỗi vi phạm của các doanh nghiệp phần lớn là chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải riêng biệt, chưa có giấy phép xả nước thải ra hệ thống thủy lợi… Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cũng đã lập biên bản và xử phạt mỗi doanh nghiệp khoảng 60 triệu đồng. 

Ao nước thải đen xì, bốc mùi hôi thối ngay bên ngoài tường các nhà máy tại Cụm công nghiệp Tân Hồng.

Mặc dù đã có yêu cầu dừng hoạt động và bị xử phạt hành chính nhưng những doanh nghiệp này vẫn lén lút hoạt động. 

Mới đây nhất, ngày 26/6, UBND huyện Bình Giang đã gửi báo cáo lên UBND tỉnh Hải Dương và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đề nghị xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Trong đó nêu rõ ngày 19/6, Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Công an huyện Bình Giang kiểm tra và phát hiện cơ sở tái chế nhựa của ông Nguyễn Văn Tuấn vẫn xả nước thải ảnh hưởng sức khỏe và canh tác nông nghiệp của người dân. 

Đến ngày 20/6, Chủ tịch UBND huyện Bình Giang cùng các cơ quan chức năng tiếp tục kiểm tra và phát hiện ông Tuấn vẫn không chấp hành các quy định của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, cũng như của UBND huyện Bình Giang.

Tin, ảnh: Mạnh Tú (TTXVN)
Giải quyết ô nhiễm môi trường khu vực giáp ranh Bình Thuận - Đồng Nai
Giải quyết ô nhiễm môi trường khu vực giáp ranh Bình Thuận - Đồng Nai

UBND tỉnh Bình Thuận vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Nai về việc giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực giáp ranh giữa 2 tỉnh này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN