Giải quyết ô nhiễm môi trường khu vực giáp ranh Bình Thuận - Đồng Nai

UBND tỉnh Bình Thuận vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Nai về việc giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực giáp ranh giữa 2 tỉnh này.

Theo đó, UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường tỉnh Đồng Nai, UBND huyện Xuân Lộc tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ về môi trường tại khu vực giáp ranh giữa 2 tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai.

Hệ thống xử lý nước thải tại Nhà máy sản xuất cồn Tùng Lâm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Ảnh: baobinhthuan.com.vn

Đặc biệt là giám sát về môi trường đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà máy sản xuất cồn Tùng Lâm, Công ty trách nhiệm hữu hạn Bột mỳ Thành Tâm và các trang trại chăn nuôi heo của Công ty An Phú Khánh 6, An Phú Khánh 7, An Phát Tám.

Trên cơ sở đó yêu cầu các trang trại chăn nuôi heo nói trên khẩn trương xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải tập trung theo đúng nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt; lót bạt chống thấm các ao chứa nước thải sau xử lý; không xả nước thải chưa qua xử lý vào sông Ui.

Đồng thời, yêu cầu Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà máy sản xuất cồn Tùng Lâm, Công ty trách nhiệm hữu hạn Bột mỳ Thành Tâm tăng cường vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung, đảm bảo nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường.

Thời gian qua, tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực giáp ranh giữa 2 tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai (lưu vực sông Giêng, sông Dinh) diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong nhân dân, đặc biệt là người dân sinh sống tại hạ lưu các con sông nói trên, nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại khu vực chưa đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Nguyễn Thanh (TTXVN)
Kon Tum: Cần khắc phục triệt để ô nhiễm do chất thải của nhà máy sản xuất tinh bột sắn
Kon Tum: Cần khắc phục triệt để ô nhiễm do chất thải của nhà máy sản xuất tinh bột sắn

Từ đầu năm 2017 đến nay, cuộc sống của nhiều hộ dân tại làng Đăk Sút, xã Đăk Kroong, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi mùi hôi thối từ nhà máy sản xuất tinh bột sắn của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phương Hoa. Nhiều giếng nước của người dân bị ô nhiễm nặng, không sử dụng được.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN