Sử dụng pháo ngày Tết thế nào để không bị phạt?

Bạn đọc hỏi: Trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, nhiều người có nhu cầu sử dụng pháo hoa trong dịp năm mới. Vậy, cần sử dụng như thế nào để không bị phạt?

Về vấn đề này, báo Tin tức thông tin như sau: Theo Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng văn phòng luật sư Tinh Thông Luật, pháp luật liên quan hiện nay quy định, người dân được phép sử dụng những loại pháo hoa do doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng sản xuất.

Điều 17, Nghị định 137/CP/2020 cho phép từ ngày 11/1/2021, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chỉ cần có năng lực hành vi dân sự đầy đủ sẽ được sử dụng pháo hoa trong trường hợp: Lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa nghệ thuật. Tuy nhiên, quy định này lưu ý các cơ quan, tổ chức, cá nhân, khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Chú thích ảnh
Sử dụng pháo ngày Tết thế nào để không bị phạt? Ảnh: Ngọc Tân.

Ngoài ra, trong Nghị định 137 cũng quy định về các trường hợp được tổ chức bắn pháo hoa nổ gồm: Tết Nguyên đán, Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày Quốc khánh, ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày Chiến thắng giải phóng hoàn toàn miền Nam; nhân dịp kỷ niệm ngày giải phóng, thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; ngày hội văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế; trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Theo Nghị định 137, pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Đây mới là loại pháo hoa người dân được sử dụng không cần xin phép trong các ngày lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm.

Việc sử dụng các loại pháo hoa trái phép khác là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt. Tại Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với hành vi sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép. Nghị định 144 cũng quy định mức phạt với các vi phạm về quản lý sử dụng pháo khác như sau:

- Phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng với hành vi lưu hành các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo không còn giá trị sử dụng.

- Phạt tiền từ 2 - 5 triệu đồng đối với một trong những hành vi: Chiếm đoạt, trao đổi, mua, bán, cho, tặng, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố, các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo; làm giả các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo.

- Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo.

- Phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng đối với hành mang trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc mang vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.

Vân Sơn/Báo Tin tức
Xét xử lưu động đối tượng buôn bán pháo nổ dịp Tết Nguyên đán
Xét xử lưu động đối tượng buôn bán pháo nổ dịp Tết Nguyên đán

Ngày 27/1, tại Nhà văn hóa thôn 8, xã Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm, Hà Nội), Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã mở phiên tòa xét xử lưu động và tuyên phạt bị cáo Đinh Quang Đạt (sinh năm 1986, trú tại xã Tam Dị, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) 30 tháng tù về tội “Buôn bán hàng cấm” theo quy định tại Điều 190, khoản 1, điểm c – Bộ luật Hình sự.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN