Trả lời:
Theo quy định của Nghị định 167/2013/NĐ – CP, chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ là hành vi cấm theo quy định của pháp luật. Nếu cá nhân cố tình tang trữ, sử dụng sẽ bị xử phạt và bị tịch thu phương tiện đó.
Việc bạn sử dụng gậy ba khúc, bạn cần xác định loại gậy này là kim loại hay gỗ, có điện hay không mức độ gây hại thế nào? Những tiêu chí nêu trên bạn phải xác định được trước.
Theo quy định của Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 ngày 30/6/2011 quy định về công cụ hỗ trợ như sau:
“9. Công cụ hỗ trợ gồm:
a) Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, la-de, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này;
b) Các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;
c) Các loại lựu đạn khói, lựu đại cay, quả nổ;
d) Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, khoá số tám, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, lá chắn, mũ chống đạn;
đ) Động vật nghiệp vụ.”
Hiện tại vẫn chưa có khái niệm rõ về dùi cui kim loại, tuy nhiên nếu dưa vào cấu tạo (kim loại) và khả năng gây nguy hiểm đến sức khỏe của người khác nếu sử dụng thì gậy ba khúc có thể được xem là công cụ hỗ trợ (trừ trường hợp chất liệu là gỗ) tương tự như dùi cui điện. Là công cụ cấm tàng trữ sử dụng, nếu cố tình sử dụng thì bạn sẽ bị xử phạt theo Nghị định 167/2013/NĐ – CP.
Từ căn cứ pháp lý nêu trên thì mức phạt bạn phải chịu có thể ở mức 10 triệu đến 20 triệu và bị tịch thu chiếc gậy ba khúc này. Nhưng việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
Còn việc xử lý vi phạm, căn cứ Khoản 1, Điều 66 Luật tố tụng hành chính quy định, nếu bạn không có giải trình và bên người có thẩm quyền không có văn bản gia hạn bằng văn bản thì thời hạn tối đa cho việc ra quyết định hành chính là 7 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền sẽ phải ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả và quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước.