Cấm vẫn vi phạm
Sau
khi thu hồi giấy phép trông giữ xe trên 262 tuyến phố, giao thông Hà
Nội phần nào đã thông thoáng hơn. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở chỗ, nhiều
người lại phải đi tìm nơi gửi xe.
Tình trạng người dân sử dụng vỉa hè làm nơi trông giữ xe vẫn còn phổ biến. |
Dạo
qua một số tuyến phố cổ như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Mã, Hàng Tre,
Hàng Cân, Hàng Buồm, Mã Mây, là những tuyến phố cấm, cho thấy những điểm
trông giữ xe trái phép không còn như trước.
Tuy nhiên tình trạng người
dân sử dụng vỉa hè, lòng đường để xe (kể cả ô tô) khá phổ biến, thậm chí
tại một số cửa hàng còn dựng nhiều xe máy của khách ngay cạnh biển
“Tuyến phố văn minh”. Vỉa hè vốn đã chật hẹp, nay lại trở thành nơi đỗ
xe khiến người đi bộ phải tràn xuống lòng đường gây mất mỹ quan và an
toàn giao thông.
Ngoài ra, những điểm trông giữ xe trên vỉa hè phố Đinh
Tiên Hoàng vẫn còn tồn tại, mặc dù rất nhiều lần được báo chí đề cập
đến. Đặc biệt trong những ngày lễ như 2/9, đoạn đường Đinh Lễ cắt ngang
Đinh Tiên Hoàng đã biến thành chỗ để xe
Đoạn đường
Trần Nhân Tông cũng không là ngoại lệ, giống với những tuyến phố cổ, mặc
dù có biển cấm, nhưng người dân vẫn thản nhiên đỗ xe để mua sắm. Riêng
đoạn đường Đê La Thành, lòng đường và vỉa hè bị chiếm dụng làm nơi trưng
bày các sản phẩm đồ gỗ, tương tự như thế đường Sơn Tây (Ba Đình) hàng
hóa tràn xuống đường.
Vào tháng 2/2012, UBND thành phố Hà Nội
đã có văn bản yêu cầu Sở GTVT thu hồi giấy phép trông giữ phương tiện xe
đạp, xe mô tô và ô tô trên vỉa hè, lòng đường tại 9 quận nội thành nhằm
lập lại trật tự văn minh vỉa hè, lòng đường vốn bị buông lỏng trong
thời gian dài. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn tồn tại và vi phạm tái diễn
theo nhiều cách.
Thu vượt giá trông giữ xe
Khi tôi thử đề nghị được gửi xe với số lượng khoảng 20 chiếc xe máy vào ban
đêm với một cô bán nước ở đường Hàng Bạc thì được đồng ý ngay, với giá
20.000-30.000 đồng/xe và sẵn sàng chịu trách nhiệm nếu cơ quan chức năng
hỏi tới. Tuy nhiên, một cán bộ dân phòng khi đi tuần tra cho biết việc
làm này hoàn toàn không được phép.
Vậy câu hỏi đặt ra là nếu người gửi
xe nghe theo ý kiến của chị bán nước trên, khi xảy ra sự cố ai sẽ là
người chịu trách nhiệm?
Với đề nghị tương tự ở Chợ Hôm, chúng tôi nhận
được mức giá yêu cầu là 20.000 đồng với xe máy và 100.000 đồng với ô tô
khi trông giữ ban đêm. Hay khu vực gửi xe ở cạnh cổng chợ Đồng Xuân với
giá trông giữ 2.000 đồng/xe máy ghi ở vé nhưng thu 5.000 đồng /xe .
Dạo
qua một số bệnh viện như Xanh Pôn, Viện Mắt TƯ, Bệnh viện Quân đội 108,
quy định khung giá vé trông giữ xe ban ngày là 1.000 đồng/xe máy (ban
đêm 2.000 đồng), 500 đồng/xe đạp (ban đêm 1.000 đồng) đã không còn hiệu
lực, mà mức giá vé trông giữ đã tăng từ 3.000 – 6.000 đồng/xe máy vào
ban ngày, 10.000 – 15.000 đồng/xe máy vào ban đêm.
Với những người vào
thăm bệnh nhân ở viện trong thời gian ngắn thì mức giá này rất cao. Tại
Bệnh viện Phụ sản, giá gửi xe có ghi rõ: Bảng giá gửi xe từ 6 giờ -17
giờ, giá 1.000 đồng/lượt; từ 17 giờ đến 6 giờ 30 sáng (tức là qua đêm)
giá 2.000 đồng/lượt. Nhưng ban ngày, các bãi trông giữ xe ở bệnh viện
này đều thu với giá 10.000 đồng/xe. Đó cũng là giá chung đối với Bệnh
viện K ở Quán Sứ hay Bệnh viện Việt Đức ở phố Phủ Doãn.
Không chỉ ở
các điểm trông giữ xe của các bệnh viện, mà tại những điểm trông giữ xe
xung quanh các bến xe khách liên tỉnh, tình trạng khách bị bắt chẹt giá
vé khi gửi xe cũng diễn ra khá phổ biến. Anh Nguyễn Tuấn Hưng cho biết:
"Cách đây vài ngày, tôi có việc phải đi công tác tỉnh Thái Bình và phải
gửi xe máy tại bến xe Giáp Bát với giá 5.000đồng/xe máy vào ban ngày.
Nhưng sau đó tôi đi Phú Thọ và gửi xe ở bến xe Mỹ Đình giá trông đêm đã
tăng lên 15.000 đồng/ngày.
Nhiều
trung tâm thương mại còn có giá trông giữ xe cao nhất là đối với những
người muốn gửi xe tạm thời thì quả là một khó khăn. Ví như giá giữ xe ở
tòa nhà Pacific Place ở Phan Bội Châu 2 giờ đầu là 2.000 đồng/giờ sau đó
là tăng lên thêm 1.000 đồng/giờ. Vì vậy tất nhiên người gửi trong thời
gian ngắn sẽ chịu nhiều thiệt thòi.
Tại khu vực đền Ngọc Sơn,
hồ Hoàn Kiếm, nếu xe đỗ quá 15 phút phải trả phí 50.000 đồng, quá 2
tiếng phải trả 100.000 - 120.000 đồng và không hề có vé. Tại bãi gửi xe
trên phố Phan Chu Trinh, mức phí 50.000 đồng cũng được áp dụng với khách
gửi ô tô và cũng không có vé, và nhân viên trông xe chỉ ghi thông tin
vào cuốn sổ theo dõi. Không chỉ khách gửi ô tô phải chịu mức phí cao,
người dân gửi xe tại khu vực chợ đêm trên phố Hàng Đào vào dịp cuối tuần
cũng thường xuyên phải trả từ 10.000 - 20.000 đồng/xe máy.
Vé xe phát
cho khách tại đây do các điểm trông xe tự phát hành. Với mức giá nêu
trên, nhiều bãi xe dễ dàng thu hàng triệu đồng mỗi đêm mà không có sự
giám sát của các ngành chức năng và Bộ Tài chính.
Mặc dù những
bãi gửi xe có phép nhiều khi còn chỗ trông giữ xe nhưng do ở khoảng
cách khá xa với nhu cầu của người dân nên nhiều khách gửi xe đã tìm đến
những điểm trông xe không phép. Chỉ cần làm một phép tính đơn giản, với
mật độ các cơ quan, trung tâm thương mại quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm hiện
nay, bãi trông giữ xe ô tô tự phát ở khu vực này dễ dàng thu phí hàng
triệu đồng mỗi ngày, không kể các dịp lễ, Tết trong năm.
Theo
quy định hiện hành, UBND TP Hà Nội sẽ ấn định mức phí trông giữ xe trên
địa bàn thông qua đề xuất của liên ngành Tài chính - Thuế. Trong đó, Sở
Tài chính sẽ xây dựng mức phí trông giữ xe trình UBND quyết định. Đối
với doanh nghiệp trông giữ xe, sẽ thu thuế thu nhập doanh nghiệp theo
quy định của Bộ Tài chính. Tình trạng vi phạm thu tiền quá mức giá quy
định diễn ra phổ biến ở nhiều nơi. Chỉ với một sợi dây vòng quanh cây đã
trở thành những bãi đỗ xe với số tiền thu khá cao, đặc biệt là trong
những ngày nghỉ lễ, thử hỏi rằng với số thu chênh lệch đó tại những điểm
trông giữ xe của nhà nước thì số tiền thất thoát trong một ngày sẽ là
rất lớn.
Bài và ảnh: Tuấn Anh