Tương lai châu Âu bị thử thách

Kể từ khi thành lập năm 1954, Liên minh châu Âu (EU) đã trải qua nhiều thăng trầm nhưng chưa bao giờ ở trong tình huống nguy hiểm như hiện nay.

Lần đầu tiên trong lịch sử, dường như EU đang đi giật lùi. Các hiểm họa từ "Xứ sở các vị thần" là mối quan tâm lớn nhất khi người dân Hy lạp đã nói "không" trước yêu cầu của các chủ nợ. Một nguy cơ lớn hơn khác là việc nước Anh cũng đe dọa dời khỏi EU vào năm 2016 hoặc năm 2017 và cả khuynh hướng về phía chủ nghĩa độc tài ở Hungary. Trong ngắn hạn, EU và Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đang trên bờ của sự sụp đổ.

Người dân Hy Lạp tuần hành ủng hộ kế hoạch cải cách tại thủ đô Athens ngày 9/7.



Không ai có thể biết hết được những hậu quả của việc Hy Lạp ra khỏi Eurozone (Grexit) hay Anh ra khỏi EU (Brexit) - những yếu tố không mang tính xây dựng cho triển vọng nhất thể hóa châu Âu. Đây là vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của các nhà lãnh đạo châu Âu hiện nay. Người dân đang dõi theo những hành động và tính toán của những nhà lãnh đạo (do họ bầu lên) xem họ sẽ thể hiện việc bảo vệ lợi ích quốc gia cũng như những giá trị cốt lõi chung của toàn châu Âu ra sao. EU từ hơn nửa thế kỷ qua đã thành công trong việc đặt những giá trị chung lên trên những quyền lợi nhỏ của từng quốc gia. Nhưng điều đáng lo ngại là liên minh này đang có xu hướng dành ưu tiên cho việc "khư khư giữ lợi ích của từng quốc gia" mà xem nhẹ giá trị của toàn khối.

Châu Âu đã thực sự quên bi kịch và những đau đớn trong lịch sử của mình. EU đã được xây dựng bởi những con người từng trải qua những bi kịch của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ Hai và bị ám ảnh bởi suy nghĩ làm sao để "không bao giờ xảy ra việc này nữa". EU hiện được điều khiển bởi những người sinh sau năm 1945 ngoại trừ bà Angela Merkel, người đã lớn lên ở Đông Đức trước khi Liên bang Xôviết sụp đổ, đã trải qua những nỗi kinh hoàng của chế độ độc tài. Theo quan điểm của những "người già" châu Âu, các lãnh đạo EU hiện nay là các chính trị gia đơn thuần, ít tham vọng và không dám đối chọi hiểm nguy để đạt những lợi ích cao hơn cho liên minh. Cách họ xử lý cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp là một ví dụ buồn dù không biện minh cho những sai lầm và trách nhiệm của người Hy Lạp khi để đất nước rơi vào tình trạng hiện nay.

Giải quyết cuộc khủng hoảng Hy Lạp là một vấn đề lớn nhưng rõ ràng không phải là không có giải pháp. Người Pháp hiểu được điều này và theo một số cuộc thăm dò thì luôn có hơn 50% người Pháp ủng hộ việc tìm kiếm các giải pháp theo hướng giữ Hy lạp ở lại eurozone. Tại sao các nhà lãnh đạo châu Âu không ghi nhận mong muốn này để từ đó tìm kiếm một giải pháp triệt để, cuối cùng trợ giúp Hy Lạp, đồng thời gắn trách nhiệm của Hy Lạp với liên minh trong tương lai? Sự thật là các nhà lãnh đạo EU hiện thiếu sự táo bạo và quyết đoán. Do vậy, EU có nguy cơ sẽ bị mắc kẹt trong một tập thể có thể dẫn đến những cuộc khủng hoảng còn nghiêm trọng hơn.

Thật vậy, mối đe dọa cũng đến từ yếu tố địa chính trị. Hy Lạp chính là "biên giới cuối cùng" của châu Âu trước "ngưỡng cửa" Trung Đông. Trong bối cảnh hiện nay, nếu tính toán không khéo, Hy Lạp rất có thể bị các Nhóm Hồi giáo cực đoan đe dọa. Nếu để Hy lạp ra khỏi Eurozone và về lâu dài là ra khỏi EU sẽ là một rủi ro lớn với châu Âu.

Tại sao châu Âu không có các ‘đại gia’ công nghệ như Mỹ?
Tại sao châu Âu không có các ‘đại gia’ công nghệ như Mỹ?

Trong lịch sử, châu Âu có các phát minh thay đổi thế giới. Vậy, tại sao châu Âu lại không thúc đẩy việc thành lập các công ty công nghệ thành công?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN