Nhiều người Pháp vẫn bác bỏ Hiến pháp châu Âu

Cách đây hơn 10 năm, trong một cuộc trưng cầu dân ý, cử tri Pháp đã bác bỏ Hiệp định về Hiến pháp châu Âu Maastrich, quy định cách vận hành mới của Liên hiệp, với tỷ lệ 54,68%. Ngày 1/6/2015, đến lượt cử tri Hà Lan bác bỏ với tỷ lệ cao hơn nữa: 61%. Đấy là một cú sốc lớn, rất bất ngờ. Dự án thông qua Hiến pháp châu Âu thất bại.

Mười năm sau sự kiện này, quan điểm của người Pháp như thế nào? Tờ Le Figaro số ra mới đây khẳng định trong hàng tít trang nhất mở đầu bản tin: Đa số người Pháp vẫn phủ nhận châu Âu. Tờ báo nhận thấy cái nhìn hoài nghi đối với châu Âu đã gia tăng. Trích kết quả cuộc thăm dò mà cơ quan điều tra Ifop thực hiện cho Le Figaro, thì nếu Pháp tổ chức lại trưng cầu dân ý về Hiến pháp châu Âu ngay bây giờ, tỷ lệ bác bỏ sẽ là 62%. Khủng hoảng kinh tế là một trong những nguyên nhân khiến mối hoài nghi trở nên sâu sắc hơn.

Đa số người Pháp vẫn phủ nhận châu Âu.


Còn tờ Libération ghi nhận trong hàng tít trang đầu “Trưng cầu dân ý châu Âu: Vẫn còn tiếp tục trả giá”. Theo Libération, 10 năm sau khi Hiến Pháp châu Âu bị gần 55% người Pháp bác bỏ, nước Pháp chia thành hai khối hầu như không thể dung hòa.

Kỷ niệm 10 năm (29/5/2005) cuộc trưng cầu dân ý về Hiến pháp châu Âu ở Pháp nói trên, trùng lặp với quyết định của Anh tổ chức cuộc hỏi ý kiến người dân về châu Âu vào năm 2017. Le Monde cũng trong hàng tựa trang nhất, nêu mối lo ngại: Châu Âu từ cái “Không - Non" của Pháp đến nỗi lo sợ cái "No" của Anh. Tờ báo cũng nhìn thấy là 10 năm sau sự kiện gây chấn động và trên nền khủng hoảng đồng tiền chung, rõ ràng có hai châu Âu cùng chung sống. Le Monde nêu các sự kiện làm châu Âu mất tin tưởng: Trước tiên là khủng hoảng tài chính, rồi đến khủng hoảng Hy Lạp... Và bão tố chưa dứt.

Trong khi đó, tờ Le Figaro trong bài xã luận cũng nhắc lại là Vương quốc Anh sẽ có "cuộc hẹn" lịch sử trong hai năm tới đây với châu Âu qua cuộc trưng cầu dân ý, mà kết quả có thể không tốt lành, và đồng thời nêu câu hỏi đến khi nào các lãnh đạo châu Âu mới chịu lắng nghe nguyện vọng của dân chúng. Người Pháp không muốn ra khỏi Liên minh châu Âu (EU), không bỏ đồng tiền chung. Nhưng họ cũng thực tế khi cho rằng đồng euro là một bất lợi trong thời kỳ khủng hoảng, và không thiết tha giữ lại Hy Lạp. Họ muốn các quốc gia độc lập hơn trên mặt trận kinh tế... Nhưng Brussels có vẻ nhắm mắt làm ngơ trước nguyện vọng rất thực tế này. Le Figaro còn cho rằng một châu Âu gồm 28 nước thành viên quá nặng nề, và đặt câu hỏi tại sao phải sợ một châu Âu nhiều tốc độ như nhiều người mong muốn.

Trước đó, Ủy ban châu Âu (EC) gần đây kêu gọi Đức tận dụng nền kinh tế tăng trưởng mạnh để đẩy mạnh hoạt động đầu tư, trong khi Pháp cần thực hiện các cải cách về tài chính công nhằm đạt được mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách vào năm 2017. Theo bản khuyến nghị của EC, Pháp nên có những biện pháp cần thiết để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách. EC cũng yêu cầu Pháp xác định những khoản chi tiêu sẽ cắt giảm và có sự đánh giá tính hiệu quả của từng đề xuất. Phó Chủ tịch EC, ông Valdis Dombrovskis nhấn mạnh đến các cải cách trên thị trường lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng hệ thống thuế hiệu quả, và thiết lập mức lương và trợ cấp thất nghiệp.

Hồi tháng 3, các Bộ trưởng Tài chính EU đã dành cho Pháp thêm hai năm (đến năm 2017) để nước này đưa thâm hụt ngân sách về mức trần 3% GDP theo quy định của EU. Paris nói rằng sẽ giảm dần thâm hụt hàng năm và sẽ đạt mục tiêu dưới 3% GDP trong năm 2017.

Đa số người Pháp vẫn phủ nhận Hiến pháp châu Âu. Nếu Pháp tổ chức lại trưng cầu dân ý về Hiến pháp châu Âu ngay bây giờ, thì tỷ lệ bác bỏ sẽ là 62%.













TTK
Bốn cuộc khủng hoảng đang gây rắc rối cho châu Âu
Bốn cuộc khủng hoảng đang gây rắc rối cho châu Âu

Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) ngày 22/5 tại Riga, thủ đô của Latvia, đã không đưa ra được những kết quả cụ thể lớn nào, nhất là về dự án mở rộng EU.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN