Thổ Nhĩ Kỳ: Ở Kobane, phe nào cũng là khủng bố

Với những người Kurd Thổ Nhĩ Kỳ đứng từ phía bên này đường biên giới, tình trạng lộn xộn và cuộc nội chiến tại thành phố chiến lược Kobane của Syria, một cách chua xót, dường như đã trở thành một môn thể thao nghiệt ngã mà ở phía bên này, họ vô tình trở thành những khán giả bất đắc dĩ.

Phía bên kia, khói vẫn bốc lên trong trận chiến ở Kobane.


Người Kurd Thổ Nhĩ Kỳ tụ tập trên các đỉnh đồi trông sang thành phố Kobane âm ỉ cháy dưới sự vây hãm của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Họ cổ vũ và hát vang những bài ca ái quốc, biết chắc rằng những người anh em bạn hữu, lực lượng đang bảo vệ sự sống còn của thành phố này, có thể nghe thấy.

Nhưng những người Kurd Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ đứng đó để quan sát. Họ còn làm nhiệm vụ canh chừng, ngăn cản IS nhận được tiếp viện và tuyển mộ thêm các phiến quân mới từ phía bên này lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ.

Thảm sát Srebrenica, còn được gọi là cuộc diệt chủng Srebrenica, là cuộc diệt chủng xảy ra vào tháng 7/1995 trong đó có hơn 8.000 bé trai và đàn ông bị giết chết ở trong và xung quanh thị trấn Srebrenica ở Bosna và Hercegovina.

Theo wikipedia

Mặc dù có nhiều thường dân đã trốn chạy khỏi Kobane để đến Thổ Nhĩ Kỳ nhưng vẫn còn hàng ngàn người được cho bị kẹt lại trong thành phố. Phần lớn trong số đó là người già. Ông Staffan de Mistura, đặc phái viên của Liên hợp quốc về Syria, đã cảnh báo về nguy cơ một cuộc thảm sát người vô tội tương tự cuộc thảm sát Srebrenica (Bosnia) đang treo lơ lửng trên đầu.

Tuy vậy, đó không phải là cách mà chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ nhìn nhận vấn đề. Với Ankara, không có sự khác biệt nào trong việc các phiến quân IS vây hãm thành phố Kobane và việc các tay súng người Kurd đang chiến đấu bảo vệ nó. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn BBC, phó chủ tịch của đảng cầm quyền Công lý và Phát triển Thổ Nhĩ Kỳ lạnh lùng nói: “Có một cuộc chiến tranh giữa hai nhóm khủng bố. Không có bi kịch nào ở Kobane”.
 

Theo cách quan sát của Thổ Nhĩ Kỳ, "đâu cũng là khủng bố".


Ngay cả đảng đối lập chính ở Thổ Nhĩ Kỳ, Đảng Cộng hòa Nhân dân, cũng cáo buộc chính phủ quá coi trọng việc lật đổ Thủ tướng Syria Bashar al-Assad và làm ngơ trước “kẻ thù của kẻ thù”, ngay cả khi kẻ thù đó là IS.

Giữa những chỉ trích của các đồng minh phương Tây vì thái độ hờ hững, khoanh tay đứng nhìn, quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua một nghị quyết trao cho chính phủ nhiều quyền lực hơn trong việc hỗ trợ các nhiệm vụ xuyên biên giới hoặc triển khai lực lượng quân sự tại Syria và Iraq. Tuy nhiên cho tới thời điểm này, nơi duy nhất ghi nhận sự hoạt động của lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kì là trên lãnh thổ nước này.

Trong tuần qua, các cuộc đụng độ đã xảy ra tại các thành phố có đại đa số người Kurd sinh sống ở đông Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như ở các khu vực lân cận của người Kurd ở phía tây quốc gia này. Những người biểu tình “giận điên lên” vì binh lính khóa chặt biên giới với Syria, ngăn cản người Kurd Thổ Nhĩ Kỳ chi viện nhân lực và vật lực cho thành phố Kobane… Trong các cuộc đụng độ, 35 người đã thiệt mạng.

Tình trạng bạo loạn trên làm gia tăng mối lo ngại rằng nếu Kobane sụp đổ, hệ quả của nó là việc tạm dừng các cuộc đàm phán hòa bình thất thường giữa Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng nổi dậy người Kurd, cũng như lệnh ngừng bắn đã được áp dụng kể từ tháng ba năm ngoái.

Tuy nhiên, không ai có thể giả định rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra một quyết định hành động quân sự ở Syria sẽ là hành động dễ dàng hay thậm chí là khôn ngoan. Lí do không quá khó để hiểu: Công luận gần như khó chấp nhận các cuộc can thiệp của nước ngoài và tạo ra tiền lệ xâm phạm đường biên giới quốc tế mà không có sự ủy thác của Liên hợp quốc là điều mà các nhà ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ không sẵn sàng thực hiện.

Chính phủ hiện tại ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng từng khiến chính quyền Bush bất ngờ khi năm 2003 đã từ chối hỗ trợ Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Iraq. Và giờ đây, phần lớn những người ở Thổ Nhĩ Kỳ cảm thấy đồng cảm với quyết định từng được lịch sử ghi nhận hơn là việc thanh minh cho một động thái dụng quân.

Bên cạnh đó, vì một số lí do, Ankara ngờ vực đang bị biến thành con tốt thí cho một nước Mỹ không có một chính sách Syria chặt chẽ. Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Thổ Nhĩ Kỳ Yalçın Akdoğan đã vô cùng thẳng thắn khi tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ không sẵn sàng để hành động như là lính đánh thuê cho phương Tây.

Thế cho nên, điều được trông đợi nhất có thể xảy ra tiếp theo là việc Ankara sẽ tiếp tục chần chừ.

Bên cạnh đó, còn có một quan điểm cho rằng Tổng thống Recep Yayyip Erdogan đang lấy làm hài lòng với việc bắt bài người Kurd, và rằng ông không tin Đảng Công nhân người Kurd có thể khôi phục cuộc nổi dậy trong khi các anh em đạo hữu ở Syria đang đối mặt với IS, không chỉ ở Kobane mà còn có khả năng là ở các vùng đất lân cận.

Recep Yayyip Erdogan là một chính trị gia lớn mạnh lên từ sự đối đầu và bản thân ông cũng đã tuyên bố chính phủ sẽ ra tay hành động nếu các cuộc bạo động ở thành phố tiếp tục bùng nổ. Và lần này, theo lời cảnh báo của ông, cảnh sát sẽ không chỉ sử dụng các tấm khiên chống bạo động.


Anh Tiếu (Theo Reuters)

Lý do Thổ Nhĩ Kỳ không muốn giải cứu Kobane
Lý do Thổ Nhĩ Kỳ không muốn giải cứu Kobane

Việc Thổ Nhĩ Kỳ án binh bất động trước tình hình chiến sự ác liệt ở Kobane sẽ khiến nước này phải trả một cái giá không nhỏ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN