"Đức và Thủ tướng Angela Merkel sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn nhất kể từ khi khối Đông Âu sụp đổ", bài báo viết.
Như đã đưa tin, người đứng đầu Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết, có những vấn đề mới đang bổ sung thêm vào danh sách dài các vấn đề chưa được giải quyết. Ông cảnh báo về một cuộc "khủng hoảng niềm tin" ở châu Âu. Quan hệ trong nội bộ EU càng ngày càng trầm trọng hơn bởi dòng người tị nạn.
Các quốc gia khác, trong đó có Pháp và Italy, đã cho thấy rằng cuộc khủng hoảng di cư là vấn đề của Đức, tác giả cho biết.
Ngoài ra, còn có vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia mà EU cho rằng cần đóng vai trò quan trọng trong việc giảm số lượng người tị nạn. Để làm điều này, Ankara cần nhận được từ EU 3 tỷ euro, nhưng Italy phản đối quyết định đó. Ông Sigmar Gabriel, Phó thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức không loại trừ rằng Berlin sẽ phải tự mình đối phó với vấn đề một cách độc lập.
Chính phủ Đức có vẻ "bi quan hơn là lạc quan", bài báo viết. Có nhiều lo ngại rằng làn sóng tị nạn tiếp theo sẽ buộc phục hồi các trạm kiểm soát thường trực ở biên giới các nước EU. Nếu trong tương lai gần biên giới bên ngoài EU không được bảo vệ một cách đáng tin cậy, các rào chắn sẽ mọc lên khắp nơi theo nguyên tắc domino, từ nam đến bắc".
Theo Der Spiegel, trong trường hợp này, hệ thống Schengen sẽ phải chôn vùi, và có lẽ cùng với nó là các thành tựu khác của châu Âu. Theo ông Juncker, không có khu vực Schengen thì sự lưu thông của đồng euro cũng không có ý nghĩa gì.
Xin nhắc lại là ngày 16/1, ông Horst Seehofer, Thủ tướng của Bavaria, người đứng đầu đảng "Liên minh xã hội-Kito" trong liên minh cầm quyền tại Cộng hòa Liên bang Đức đã đưa ra tối hậu thư cho bà Angela Merkel: nếu trong hai tuần trật tự trên biên giới Đức không được lập lại, ông sẽ nộp đơn kiện lên Tòa án Hiến pháp của Đức.
Hôm qua thủ tướng Áo Werner Faymann nói rằng chính quyền nước này bắt đầu tăng cường kiểm soát tất cả những người nhập cảnh và do đó tạm thời hạn chế hiệu lực của thỏa thuận Schengen.
Theo ông Faymann, Áo sẽ "làm như Đức, tăng cường kiểm soát biên giới và trục xuất người tị nạn". Ông nhấn mạnh rằng những người tỵ nạn không được đi tiếp tới Đức, bây giờ sẽ không được phép vào Áo.
Ông Faymann nói rằng khi qua biên giới sẽ cần phải mang theo thẻ nhận dạng. "Nếu EU không bảo vệ biên giới bên ngoài của mình, sẽ phải xét lại vấn đề Schengen. Khi đó, mỗi nước trong EU phải kiểm soát biên giới quốc gia của mình", Thủ tướng Áo tuyên bố.