Nhật ‘tấn công quyến rũ’ ASEAN để đối phó Trung Quốc

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã công du tất cả các nước ASEAN từ tháng 12 năm ngoái, một động thái mà các chuyên gia cho rằng Tokyo đang tăng cường quan hệ với khu vực này để đối phó Trung Quốc, theo tờ Nhân dân Nhật báo ngày 18/11.

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản trong một cuộc diễn tập. Ảnh: Nationalpost.


Với chuyến thăm 2 nước Lào và Campuchia vào cuối tuần qua, ông Abe đã thực hiện chiến thuật ngoại giao chớp nhoáng tại khu vực Đông Nam Á. Chuyến công du của ông Abe chủ yếu nhằm tăng cường quan hệ về kinh tế với khu vực trên và nhấn mạnh nhân tố Trung Quốc, đặc biệt là vấn đề tranh chấp trên biển Đông giữa Bắc Kinh và một số nước ASEAN.

Thủ tướng Abe đã công du tới 23 quốc gia trong vòng 10 tháng, nhiều hơn bất kỳ người tiền nhiệm nào trong khoảng một thập kỷ qua đồng thời cũng khẳng định rằng các nước ASEAN đóng vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản nhằm kiềm chế Trung Quốc.

Ngoài ra, Thủ tướng Abe cũng sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh giữa Nhật Bản và các nước ASEAN diễn ra tại Tokyo từ 13 – 15/12 tới, nhân kỷ niệm 40 thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai bên, trong khi không có kế hoạch tổ chức các cuộc đàm phán chính thức với các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Hàn Quốc do có những bất đồng và căng thẳng trong quan hệ liên quan đến tranh chấp lãnh hải tại biển Hoa Đông và một số vấn đề khác.

Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng ông Abe đang nhằm mục tiêu vào Bắc Kinh thông qua chiến lược ngoại giao của mình ở khu vực châu Á.

Lu Yaodong, Trưởng ban nghiên cứu Nhật Bản tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho rằng từ khi đảm nhiệm cương vị Thủ tướng Nhật Bản, chiến lược ngoại giao của ông Abe chủ yếu tập trung vào việc đối phó với Trung Quốc bằng cách thúc đẩy chính sách đối ngoại theo hướng đề cao giá trị. Ông Abe đã đề cập đến vấn đề Trung Quốc trong tất cả các chuyến thăm của mình tới các nước Đông Nam Á, đặc biệt nhấn mạnh vấn đề lãnh hải.  

Theo Lu, Tokyo đang tìm cách củng cố mối quan hệ gần gũi hơn nữa với Indonesia và Philippines trong khi cũng tìm cách tăng cường mối quan hệ với hai nước có mối quan hệ truyền thống với Bắc Kinh đó là Lào và Campuchia.  Chuyến thăm gần đây nhất của lãnh đạo Nhật Bản tới hai quốc gia trên là vào năm 2000.

Sự tập trung của Nhật Bản về vấn đề tranh chấp trên biển Đông là một phần trong chiến lược của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và Tokyo cho rằng Philippines có thể dựa vào sự hỗ trợ về mặt quân sự của Nhật Bản khi xung đột xảy ra với Trung Quốc, Ma Junwei, Phó Trưởng ban nghiên cứu Nhật Bản, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nhận định.


Tuy nhiên, Jiang Yuechun, Trưởng ban nghiên cứu Kinh tế thế giới cũng thuộc viện trên thì cho rằng vấn đề kinh tế đóng vai trò quan trọng trong các chuyến công du của ông Abe tới các nước ASEAN, bởi vì các này là đối tác truyền thống của Nhật Bản và “ngày càng nhiều công ty của Nhật chuyển sang làm ăn tại khu vực Đông Nam Á từ khi căng thẳng leo thang giữa Tokyo và Bắc Kinh”.


CT (Theo Nhân dân Nhật Báo)

Nga - Ấn sẽ tập trận tại vùng biển Nhật Bản
Nga - Ấn sẽ tập trận tại vùng biển Nhật Bản

Nga và Ấn Độ ngày 18/11 đã nhất trí sẽ tổ chức cuộc tập trận hải quân chung vào năm tới tại vùng biển Nhật Bản.

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN