Nga bị tên lửa Mỹ 'quây', liệu có khủng hoảng tên lửa Cuba thứ hai?

Những khiêu khích quân sự nguy hiểm tương tự thời Chiến tranh Lạnh đang diễn ra khi Nga bị các hệ thống tên lửa Mỹ và căn cứ quân sự NATO "quây kín". Điều này làm dấy lên nghi vấn về khả năng xảy ra khủng hoảng tên lửa Cuba thứ hai.

Nhắc đến hệ thống tên lửa Mỹ hiện được đặt tại bang Alaska và Hàn Quốc, Tổng thống Vladimir Putin ngày 1/6 nói: “Họ có nhiều nguyên lý trong hệ thống chống tên lửa đạn đạo tại Alaska và giờ là Hàn Quốc. Vậy chúng ta có phải nhìn vào nó một cách bất lực và làm y hệt như vậy tại Đông Âu? Tất nhiên là không. Chúng ta sẽ cân nhắc phản ứng đối với thách thức này”.

Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh Nga không đặt bất cứ niềm tin nào vào các đảm bảo của phương Tây rằng hệ thống chống tên lửa đạn đạo không trực tiếp nhắm đến chống lại Moskva.

Hệ thống lá chắn tên lửa Aegis Ashore của Mỹ tại căn cứ Deveselu, tây nam Bucharest, Romania. Ảnh: THX/TTXVN

Trong thời điểm căng thẳng giữa Nga và phương Tây leo thang, Tổng thống Vladimir Putin lại một lần nữa đối mặt với nghi vấn về việc tấn công mạng và gây ảnh hưởng trong cuộc bầu cử sắp tới tại Đức. Điều này đã được các phóng viên nước ngoài đặt ra bên bề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg.

Hãng tin RT đã có cuộc trao đổi với nhà báo người Anh Martin Summers về quan điểm của ông về chứng “sợ Nga” đã dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang và cách để chấm dứt nó.

RT: Tổng thống Putin nói rằng mức độ “sợ Nga” đang ở mức cao nhất mọi thời điểm. Cần phải làm gì để trấn an tình trạng thù địch này?

Cách để bạn giảm tình trạng thù địch là hãy trở thành người bình tĩnh nhất. Tất cả những người biết điều điều theo dõi các chương trình truyền hình tiếng Anh trên khắp thế giới và nếu người Nga tiếp tục bình thản và biết lẽ phải thì công chúng sẽ nhận ra phía nào là vô lý và có lý.

Ví dụ, tôi cho rằng thật phi lý khi nhận định ông Emmanuel Macron chiến thắng trong bầu cử Pháp là kết quả được người Nga sắp xếp trước. Và nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump là một “con rối của Nga” thì tại sao ông ấy tiếp tục tiến hành cuộc không kích tại Syria hoàn toàn đi ngược lại lợi ích của Nga? Bạn sẽ nghĩ rằng nếu là một con rối hẳn ông Trump là làm theo tuyệt đối những gì Nga muốn. Nhưng ông ấy không hề như vậy, phải không?

RT: Nói đến chứng “sợ Nga”, Moskva hiện bị các căn cứ quân sự của NATO bao vây. Tổng thống Putin thậm chí nói rằng lực lượng Mỹ có thể xuất hiện tại Kuril nếu Nga trao quần đảo này cho Nhật Bản. Vậy tại sao truyền thông phương Tây tại tập trung vào cái gọi là mối đe dọa từ Nga hơn là các động thái thực sự của NATO?

Thành thật mà nói, đó là kiểu tuyên truyền chiến tranh, đúng không? Nga bị các căn cứ quân sự NATO bao quanh. Và tất nhiên, thêm vào đó là hệ thống tên lửa tại Romania và Ba Lan, những thứ vô cùng khiêu khích. Mọi người sẽ nhớ lại khủng hoảng tên lửa Cuba khi Liên Xô đặt các tên lửa tại hòn đảo cách bờ biển Mỹ 145km và chúng ta gần như cận kề với chiến tranh. Những hành động thù địch tương tự đang diễn ra và dường như không ai nhận ra điều ẩn ý. Trong cuộc bầu cử Anh, ông Jeremy Corbyn bị chỉ trích vì từ chối nói sẽ nhấn nút hạt nhân trước bởi đó luôn là chính sách NATO - đe đọa tấn công trước. Hiện nay, hầu hết những người bình thường, khi nghĩ về điều đó, sẽ nhận ra đây là cách nhìn vô nghĩa. Chúng ta nên từ bỏ nó càng sớm càng tốt.

RT: Tổng thống Putin nói rằng Nga không thể hiện ưu ái với bất kỳ ứng cử viên nào trong cuộc bầu cử Đức. Câu hỏi tương tự được đặt ra trong bầu cử Mỹ và Pháp. Vậy tại sao những nghi ngờ này luôn xuất hiện khi có một cuộc bầu cử quan trọng trên thế giới?

Họ đang tìm cách làm xấu hình ảnh nước Nga và người Nga. Chính trị Nga luôn bị phương Tây hiểu một chiều. Nhiều điều về chính trị Nga không được hiểu rõ. Nga là một xã hội hiện đại dân chủ với hệ thống đa nguyên cùng nhiều đảng phái hoạt động. Nhưng truyền thông phương Tây lại coi nước Nga theo dạng độc tài và kiểu tuyên truyền này đang gây tổn hại đến hòa bình thế giới. Cách để giải quyết những cáo buộc non nớt này là duy trì sự nghiêm túc và chín chắn.

Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba xảy ra trong 13 ngày căng thẳng tháng 10/1962 giữa chính phủ Mỹ và Liên Xô liên quan đến việc Moskva đưa tên lửa đến Cuba. Cuộc khủng hoảng sau đó được giải quyết một cách hòa bình qua kênh ngoại giao giữa Mỹ và Liên Xô.


Hà Linh/Báo Tin Tức
Cơ hội 'phá băng' trong quan hệ song phương Nga - Pháp
Cơ hội 'phá băng' trong quan hệ song phương Nga - Pháp

Chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Pháp ngày 29/5 và cuộc hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Emmanuel Macron được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội “phá băng” trong quan hệ song phương vốn đã trở nên căng thẳng vài năm trở lại đây giữa hai nước.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN