Lý do Thủ tướng Nhật Bản thăm đền Yasukuni

Có hai cách giải thích về động cơ chuyến thăm đền Yasukuni của Thủ tướng Shinzo Abe vừa qua.

Thủ tướng Shinzo Abe thăm đền Yasukun. Ảnh: Reuters


Cách thứ nhất, xuất phát từ bản thân Thủ tướng Abe - lịch sử gia đình ông, các tiêu chuẩn chính trị và cá nhân ông - và vào các yếu tố chính trị xã hội Nhật Bản ảnh hưởng tới tư tưởng của ông.

Cách thứ hai, xuất phát từ bối cảnh đất nước Nhật Bản, đó là Nhật Bản ngày nay đang phải đối với một cuộc khủng hoảng chiến lược khó khăn nhất kể từ năm 1945. Điều này thách thức các yếu tố cấu thành chiến lược phát triển của Nhật Bản sau Thế chiến thứ II. Nói một cách đơn giản: khi Trung Quốc mạnh lên, Nhật Bản có thêm lý do để lo lắng về sức mạnh của Trung Quốc, điều này tỷ lệ nghịch với niềm tin rằng Mỹ sẽ sẵn lòng bảo vệ họ.

Tranh chấp chủ quyền liên quan tới đảo Senkaku/Điếu Ngư đã thể hiện rõ ràng về những lo lắng này. Áp lực ngày càng gia tăng từ Trung Quốc và những phản ứng nước đôi của Mỹ đã gửi tới Tokyo một thông điệp đáng ngại: rằng Mỹ thà hy sinh lợi ích của Nhật Bản hơn là phải mạo hiểm đối đầu với Trung Quốc, và rằng Bắc Kinh biết rõ điều này.

Đây là điểm nguy hiểm chết người đối với học thuyết Yoshida khi lấy việc phụ thuộc vào đồng minh Mỹ là nền tảng an ninh của Nhật Bản. Nhật Bản không thể là giữ nguyên trạng như hiện nay được nữa, bởi hiện trạng này không còn giúp họ có một nền tảng đáng tin cạy về mặt an ninh được nữa.

Dường như không một người Nhật nào biết cách giải quyết tình trạng này như thế nào. Bản năng của Thủ tướng Abe cũng giống như nhiều người Nhật khác, cùng một lúc hướng theo hai hướng đối lập nhau. Một mặt, nhích gần hơn về phía Mỹ khi nỗ lực hỗ trợ nước này hiện diện tại châu Á, mục đích khiến Mỹ trở thành đồng minh thân cận hơn nữa. Mặt khác lại nhích ra xa Mỹ hơn với việc tăng cường tính độc lập tự chủ. Và rõ ràng, chính sách kéo - đẩy này không hiệu quả. Do đó, chiến lược của Nhật Bản chắc chắn sẽ sa vào đường lầy nguy hiểm.

Như vậy, có thể trả lời lý do đối với việc thăm đền Yasukuni của Thủ tướng Abe ở 2 cấp độ.

Thứ nhất, ở cấp độ ngoại giao, có lý do để nghi ngờ rằng ông Abe đang cố gắng nhắn gửi một thông điệp gì đó. Chuyến thăm có thể là một lời thách thức đối với Bắc Kinh - sự đáp trả của ông Abe đối với việc tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Trung Quốc. Thủ tướng Abe đang nói với Chủ tịch Tập Cận Bình rằng 'Ngài không thể ngăn tôi làm việc này'. Nó cũng có thể là một lời nhắn gửi không hài lòng và thất vọng đối với Washington bởi sự ủng hộ chiếu lệ đối với Nhật Bản trong việc đối phó với Trung Quốc.

Nói cách khác, chuyến thăm đền Yasukuni phần nào đó có thể là cách ông Abe nói rằng Nhật Bản không chấp nhận một trật tự chiến lược mới tại châu Á, theo đó các lợi ích của Nhật Bản sẵn sàng bị Washington hy sinh để tránh đụng độ với Bắc Kinh.

Ở cấp độ thứ hai, sâu hơn, chuyến thăm đền Yasukuni không chỉ là một sự khẳng định cách nhìn nhận của Nhật Bản về quá khứ mà còn cả ở hiện tại và tương lai. Chiến lược phòng thủ được xây dựng sau năm 1945 xoay quanh sự hỗ trợ của Mỹ luôn bị giằng xé - trong cả cách nghĩ của người Mỹ và người Nhật. Việc thăm đền Yasukuni vì thế là một sự chối bỏ không chỉ sự đỡ đầu mà cả tư tưởng cho rằng Nhật Bản là một đối tác chiến lược của Mỹ.


Lê Hoàng (tổng hợp)

Nga, Trung chỉ trích chuyến thăm đền Yasukuni của Thủ tướng Nhật
Nga, Trung chỉ trích chuyến thăm đền Yasukuni của Thủ tướng Nhật

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đã chỉ trích chuyến thăm mới đây của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới ngôi đền Yasukuni và khẳng định rằng hai bên sẽ hợp tác về các vấn đề lịch sử.

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN