Lý do Mỹ thất bại ở Afghanistan

Stephen M. Walt, giáo sư chuyên về các vấn đề quốc tế tại Đại học Harvard (Mỹ), mới đây nhận định rằng, sở dĩ các mục tiêu mà Washington không đạt được tại Afghanistan là vì thiếu một cam kết từ các nguồn lực rộng lớn hơn.

Một binh sỹ NATO bên cạnh chiếc xe tải bị bắn cháy tại Kandahar, Afghanistan. Ảnh: Reuters.


Thứ nhất, một chiến thắng có ý nghĩa ở Afghanistan - đánh bại Taliban và thành lập một chính phủ "hiệu quả" kiểu phương Tây ở Kabul – sẽ đòi hỏi phải tăng cường thêm lực lượng quân sự tai những khu vực xa xôi hẻo lánh tại đất nước này. Thực tế, giải quyết sự thiếu hụt này không dễ dàng bởi Afghanistan là một quốc gia có nhiều dân tộc, địa hình đồi núi, cô lập về địa lý, cơ sở hạ tầng kém...

Thứ hai, chiến thắng là khó đạt được bởi vì Pakistan vẫn tiếp tục hỗ trợ Taliban và cho phép lực lượng này xây dựng những căn cứ bí mật trên lãnh thổ của mình. Khi bị dồn ép, Taliban luôn có thể chạy sang biên giới Pakistan trú ẩn.

Nhưng Washington chưa bao giờ quyết tâm truy quét đến cùng hay buộc Pakistan ngừng hỗ trợ Taliban. Mỹ đã không hành động bởi một lý do hết sức phù hợp: Muốn hợp tác ngầm với Pakistan trong việc triển khai các chiến dịch của lực lượng đặc biệt và máy bay không người lái tiêu diệt lực lượng khủng bố al-Qeada. Bên cạnh đó, Mỹ cũng quan tâm đến sự ổn định của chế độ Pakistan, đất nước sở hữu vũ khí hạt nhân.

Thứ ba, Mỹ không thể chọn được một tổng thống ở Afghanistan theo xu hướng cải cách thay thế ông Hamid Karzai. Tổng thống Karzai hiện vẫn là lựa chọn duy nhất. Do đó, Mỹ buộc phải làm việc với ông Karzai dù ông còn nhiều khiếm khuyết.

Nếu Mỹ và NATO tiếp quản được toàn bộ Afghanistan và tìm cách quản lý theo cách của mình thì lại là chuyện khác. song các cuộc trấn áp Taliban thành công đòi hỏi chính quyền ở các địa phương phải thực hiện hiệu quả và hợp pháp, một điều mà Mỹ và đồng minh không bao giờ có được.

Tóm lại, Mỹ và đồng minh đã thất bại bởi không dốc toàn lực để giành chiến thắng. Thực vậy, một nỗ lực mạnh mẽ có thể sẽ dẫn đến sai lầm lớn, đặc biệt là về chi phí quốc phòng. Bởi vì, thực tế ngân sách dành cho cuộc chiến này đã rất tốn kém. Theo nữ giáo sư khoa học chính trị Linda J. Bilmes dẫn nguồn từ đại học Harvard
, cuộc chiến do Mỹ phát động tại Afghanistan và Iraq đã “ngốn” từ 4.000 - 6.000 tỉ USD ngân sách của nước này và dự kiến trong năm 2013, Mỹ chi cho cuộc chiến ở Afghanistan là 88 tỉ USD.

Ngoài ra, sau khi Taliban đánh đổ và al-Qeada bị phân tán, quan tâm chính của Mỹ là tiếp tục làm suy yếu al-Qeada. Nhiệm vụ này là hoàn toàn khác biệt so với nỗ lực tái thiết một quốc gia ở Afghanistan và cuối cùng, nước này không quan trọng đến mức phải thực hiện một nỗ lực rộng lớn hơn.


CT (theo Foreign Polycy)

Thời điểm quyết định đối với tương lai Afghanistan
Thời điểm quyết định đối với tương lai Afghanistan

Theo tờ "Chính trị Thế giới", từ 16/9 này, Afghanistan sẽ bắt đầu tiến trình đăng ký ứng cử viên tham gia chạy đua trong cuộc bầu cử tổng thống, sẽ diễn ra vào mùa xuân 2014.

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN