Giải pháp 3 bên của EU giúp 'phá băng' khủng hoảng Ukraine?

Ukraine đang “tan chảy”, với xung đột leo thang. Thỏa thuận Geneva hôm 17/4 đã bị phớt lờ, cuộc bầu cử Tổng thống dự kiến diễn ra vào ngày 25/5 tới đứng trước mối nguy bị tẩy chay ở miền đông. Vậy Liên minh châu Âu (EU) có thể làm gì để tháo gỡ khủng hoảng hiện nay? Dưới đây là những đánh giá, phân tích của Michael Emerson, cựu đại sứ EU tại Moskva.

Thiết lập cuộc gặp Geneva

EU cần triệu tập ngay lập tức “cuộc gặp Geneva” bốn bên (gồm Ukraine, Nga, Mỹ và EU)  lần 2. Nghị trình thảo luận lần này phải đặt trọng tâm vào việc củng cố sứ mệnh của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE); hoặc là thay thế Thỏa thuận ngày 17/4 bằng thỏa thuận 3 bên (gồm Ukraine, Nga và EU), quy định rõ điều khoản thi hành.

4 bên liên quan sẽ làm dịu khủng hoảng Ukraine. Ảnh: streetwrk.com


Trong bất kì kịch bản nào, thì đều cần có sự tham gia của binh sĩ Ukraine, EU và Nga, cùng với xe quân sự mang cờ của các bên. Chiến dịch 3 bên này sẽ thể hiện quyết tâm chính trị, tiến trình hòa hợp, hòa giải, giúp loại trừ nguy cơ xung đột Ukraine-Nga, cũng như thế đối đầu chính trị giữa Nga với EU liên quan đến lợi ích ở Ukraine. Là một thực thế chia cắt bởi bản sắc, niềm tin, Ukraine cần phải có quan hệ tốt với cả Nga và EU và đó là điều mà Moskva và Brussells cần nỗ lực hợp tác đạt tới.

Sau khi đạt thỏa thuận, chiến dịch thực thi sẽ rất đơn giản. Đầu tiên là giải giáp lực lượng “Maidan” ở Kiev. Chỉ cần đến vài xe bọc thép chở quân, mang theo cờ của Ukraine, EU, Nga đi cùng máy ủi, xe tải để dọn dẹp hết rào cản, vật chắn trên đường phố. Tiếp theo đó là đến miền Đông, đặc biệt là ở ở Donetsk và Lugansk – những khu vực cần sự phối hợp nhịp nhàng hơn, nhưng vẫn theo công thức vừa nêu.

Chính quyền Kiev sẽ dừng các chiến dịch quân sự. Xe quân sự hạng nhẹ sẽ hộ tống xe ủi, giải tỏa giao thông, yêu cầu mọi người rời khỏi các trụ sở, cơ quan chính quyền chiếm giữ. Nhiệm vụ của “lực lượng 3 bên” này sẽ được tiến hành đồng thời với các chiến dịch truyền thông-thông tin sâu rộng từ giới lãnh đạo của 4 bên, để giải thích cho mọi người về mục đích thực thực sự: một giải pháp hòa bình, chiến lược.

Không có sự hiện diện của Mỹ, NATO

Đây là một sứ mệnh trong chính sách quốc phòng-an ninh thường xuyên, nhưng lại rất quan trọng của EU. Hiển nhiên, tổ chức này sẽ không quá khó khăn trong việc huy động nguồn lực cho việc thực chiến dịch. Cũng nhờ tiến trình mở rộng của EU trong hơn 10 năm qua, sẽ không hề thiếu những binh lính của EU giỏi tiếng Nga để có thể làm tốt nhiệm vụ phố hợp. Đối với Nga, đây là sự hiện diện quân sự tạm thời duy nhất ở Ukraine giúp tránh một cuộc đối đầu quân sự giữa hai bên.

Trong khi 4 bên sẽ tiếp tục tài trợ chiến dịch tăng cường này, thì điều quan trọng là Mỹ và NATO không được phép hiện diện cả về mặt kĩ thuật lẫn chính trị trong các hành động phối hợp 3 bên. Tính hiệu quả của hợp tác 3 bên Nga-Ukraine-EU sẽ là nền tảng để Mỹ và EU không  có lý do đưa ra các lệnh cấm vận mới nhằm vào Nga.

Liệu binh sĩ nằm trong lực lượng này có được phép sử dụng vũ lực khi có sự chống đối? Tốt nhất là không nên có nổ súng. Nếu xuất hiện sự từ chối hợp tác, cần viện tới các quyết tâm chính trị cao nhất, kể cả việc thuyết phục trên thực địa, hay là sự xuất hiện xuất hiện trên truyền hình của giới lãnh đạo để đả thông tư tưởng. Nếu vẫn bế tắc, đại diện 4 bên sẽ bàn bạc, phối hợp để đưa ra các bước tiếp theo.

Tiến trình 3 bên này cũng cần phải hướng đến việc tăng cường hiểu biết chính trị. Cuộc bầu cử Tổng thống dự kiến vào ngày 25/5 tới sẽ được tiến hành trên toàn Ukraine; nhưng trong ngày đó đồng thời cần phải có các cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý ở một số khu vực miền đông, với câu hỏi quan trọng là: “Bạn thích khu vực của mình là một phần của Ukraine, cùng với tiến trình sửa đổi hiến pháp bảo đảm sự an toàn tầm khu vực về những vấn đề như ngôn ngữ, phân quyền hay bạn muốn tách khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga?”

Nếu chính quyền mới ở Kiev lên nắm quyền sau bầu cử định ký kết Hiệp định Tự do thương mại toàn diện (DCFTA) với EU, thì các bên cần phải hoàn tất các tiến trình được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Nga-EU (6/2013), để đánh giá những tác động tiêu cực, không mong muốn có thể xảy đến trong quan hệ kinh tế Nga - Ukraine, tìm ra cách xử lý.

Nga đã phát đi tín hiệu cho thấy chấp thuận các giải pháp 3 bên này. Cơ hội thành công là lớn, khi mà đại đa số người dân Ukraine sẽ có được cảm giác giải tỏa. Một hành động ngắn hạn như vậy cũng sẽ tạo ra những chuyển động dài hạn trong trật tự của EU, trong mối tương tác với Nga tại nước giáp ranh với cả hai bên là Ukraine.


Hoài Thanh (ET)

Xung đột Ukraine và bài học 100 năm về trước
Xung đột Ukraine và bài học 100 năm về trước

Những con số thiệt hại, thương vong trong các cuộc đụng độ ở miền Đông là một minh chứng đáng buồn, nó cho thấy một điều: Ukraine đã trở thành vùng đất bị chia cắt bởi những vết thương khó lành, cả bên trong lẫn bên ngoài.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN