7 quốc gia 'e ngại' Donald Trump làm tổng thống Mỹ nhất

Dưới đây là một số quốc gia sẽ "mất ăn mất ngủ" khi ông Trump chính thức bước vào Nhà Trắng.

Theo tờ The Times, có nhiều nước sẽ hoan nghênh ông Donald Trump lên làm tổng thống Mỹ. Nga sẽ "vui mừng" vì lời chỉ trích của ông Trump đối với NATO và hy vọng về sự tan băng trong mối quan hệ với Mỹ. Tổng thống Rodrigo Duterte của Philippines, Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ và Bashar al-Assad của Syria cũng sẽ hoan nghênh việc ông Trump nhấn mạnh những lợi ích chung thay vì các giá trị của phương Tây. Tuy nhiên, các nước khác sẽ theo dõi việc nhậm chức của ông Trump với sự "e ngại". Dưới đây là một số quốc gia sẽ "mất ăn mất ngủ" khi ông Trump chính thức bước vào Nhà Trắng.

Việc ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ khiến nhiều quốc gia lo ngại. Ảnh: AFP


Mexico

Tân Tổng thống Mỹ đã nhiều lần cảnh báo về việc xây một bức tường với Mexico, trục xuất vài triệu người và dự định gây áp lực thương mại đối với quốc gia này. Ông Trump cũng nói ít điều tốt đẹp về Trung Quốc, nhưng với Mexico, nước xuất khẩu 80% hàng hóa sang Mỹ và nhập khẩu 60% hàng hóa từ Mỹ, lại ít có khả năng chống chọi được với áp lực trên. Rất khó để biết điều này sẽ gây tổn hại đối với nền kinh tế Mexico trong dài hạn như thế nào.

Nhật Bản

Dù ông Trump và Thủ tướng Nhật Bản có nhiều mối quan tâm chung. Cả hai đều muốn Nhật Bản tăng cường sức mạnh quân sự của mình để có trách nhiệm lớn hơn đối với chính an ninh của họ. Giống như ông Trump, Thủ tướng Abe muốn có mối quan hệ tốt hơn với Nga, nguồn cung cấp năng lượng đặc biệt quan trọng đối với Nhật Bản. Ông Abe cũng hy vọng sẽ đạt được một thỏa thuận với với Moskva nhằm tái kiểm soát quần đảo hiện do Nga kiểm soát và gọi là Nam Kuril, phía Tokyo gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc. Nhưng nếu ông Trump tạo ra sự bất đồng ngày càng tăng với Trung Quốc, Nhật Bản sẽ gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa hai đối tác thương mại lớn nhất của mình. Cùng với mối quan hệ "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt với Hàn Quốc", Tokyo có nguy cơ rơi vào sự cô lập.

Latvia, Estonia và Litva

Các quốc gia vùng Baltic trên sẽ theo dõi quá trình nhậm chức của ông Trump với sự lo lắng đặc biệt. Nga từng tuyên bố có trách nhiệm trong việc bảo vệ người dân tộc Nga ở Ukraine. Latvia và Estonia đều có tỷ lệ người Nga sống trong lãnh thổ của họ cao hơn so với ở Ukraine. Tất nhiên, không giống như Ukraine, các nước vùng Baltic trên là thành viên của NATO - nhưng nỗ lực của ông Trump nhằm cài đặt lại mối quan hệ với điện Kremlin, cùng lời chỉ trích của ông rằng NATO đã "lỗi thời" đã gửi tín hiệu rằng Latvia và Estonia không thể lờ đi vấn đề trên. Trong một động thái mới nhất, Estonia có kế hoạch xây dựng bức tường dọc biên giới với Nga. Nước láng giềng Litva sẽ đóng cửa biên giới với tỉnh Kaliningrad của Nga.

Đức

Thủ tướng Angela Merkel đã thể hiện quan điểm về cuộc bầu cử của ông Trump với một lời đề nghị hợp tác dựa trên các giá trị phổ biến của phương Tây như "dân chủ, tự do, tôn trọng pháp quyền và phẩm giá của con người, bất kể nguồn gốc, màu da, tín ngưỡng, giới tính hoặc quan điểm chính trị". Bà nhấn mạnh: "Chúng tôi mong được hợp tác với ông Trump, trừ khi ông ấy thực hiện cam kết trục xuất người người Mexico và người Hồi giáo với sự khinh miệt". Ngoài ra, bà Merkel cũng đã đi đầu trong số các nhà lãnh đạo châu Âu chỉ trích Nga can thiệp vào Ukraine và thúc đẩy nỗ lưc để áp đặt và gia hạn lệnh trừng phạt Moskva. Nhưng những tín hiệu về sự xích lại gần nhau giữa ông Trump và ông Putin sẽ là suy yếu những nỗ lực trên của bà Merkel và tạo lợi thế cho những người ở châu Âu vốn cảnh báo rằng những nỗ lực nhằm trừng phạt Nga sẽ tự chuốc lấy thất bại.

Pháp

Tại Pháp, sự lo âu đã "lan tỏa" khắp nơi. Chiến thắng của ông Trump có thể khuyến khích những cử tri lựa chọn Mặt trận Quốc gia cực hữu trong cuộc bầu cử vào mùa Xuân này. Lãnh đạo của đảng này Marine Le Pen cam kết rằng, nếu được bầu làm tổng thống, bà sẽ khởi động một nỗ lực để đưa Pháp ra khỏi Liên minh châu Âu (EU). Việc thành công hay không còn phụ thuộc lớn vào những diễn biến trong lòng nước Pháp, nhưng những đối thủ của bà Le Pen lo ngại rằng ông Trump sẽ công khai ủng hộ bà Pen, tạo ra một động lực rất quan trọng (đối với cử tri). Họ cũng đang lo lắng rằng ông Trump sẽ "nhắm mắt làm ngơ" nếu Nga "can thiệp" vào quá trình tranh cử của mình thông qua các cuộc tấn công mạng.

Đã nhiều năm, sự xuất hiện của một vị tổng thống Mỹ mới đang làm dấy lên những cảm xúc mạnh mẽ như vậy cả ở trong và ngoài nước. Việc ông Trump sẽ duy trì và thực hiện những cam kết vốn đang khiến cho giới lãnh đạo và chính phủ các nước trên thế giới "đứng ngồi không yên" hay không - thời gian sẽ trả lời.


Công Thuận
Ông Trump tham vọng quân đội Mỹ sẽ diễu binh hoành tráng tại thủ đô
Ông Trump tham vọng quân đội Mỹ sẽ diễu binh hoành tráng tại thủ đô

Tổng thống đắc cử Donald Trump mới đây đã tiết lộ về nguyện vọng của bản thân rằng Mỹ sẽ tổ chức cuộc diễu binh hoành tráng để phô trương lực lượng, điều vô cùng hiếm trong lịch sử nước này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN