Từ thế bị động, Trung Quốc đã từng bước xoay chuyển cục diện cuộc chiến thương mại với Mỹ bằng chiến lược kép: tự chủ công nghệ, kiểm soát tài nguyên và phản công quyết liệt. Liệu Mỹ có đang rơi vào thế khó?
Chuyến thăm Brazil của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Rio de Janeiro từ ngày 6 - 7/7 với tư cách quốc gia đối tác là minh chứng rõ ràng cho vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trên trường quốc tế.
Dù bị oanh kích dữ dội, Iran vẫn kiên cường. Di sản từ cuộc chiến Iran-Iraq đã giúp quốc gia này xây dựng chiến lược phòng thủ bất đối xứng và ý chí không khuất phục trước mọi áp lực.
Trung tâm này không chỉ hỗ trợ AUKUS bằng cách cung cấp nền tảng cho các hoạt động hậu cần chung, cho phép triển khai nhanh chóng lực lượng và thiết bị, mà khi tích hợp vào hậu cần QUAD còn giúp củng cố năng lực răn đe tập thể.
Kinh tế toàn cầu đang trong trạng thái căng thẳng chờ đợi khi thời hạn ngày 9/7 - cột mốc quan trọng về thuế quan do Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra - đang cận kề. Theo đó, hàng chục quốc gia buộc phải ký kết các thỏa thuận thương mại với Mỹ hoặc đối mặt với nguy cơ áp thuế ở mức cao chót vót.
Các quan chức Liên minh châu Âu (EU) sẽ dành tháng 7 để đàm phán với Trung Quốc. Căng thẳng cao, hy vọng thấp và sự ổn định là mục tiêu cuối cùng.
Theo hãng tin TASS ngày 7/7, tạp chí The Economist (Anh) vừa công bố bài viết phân tích tình hình chính trị nội bộ Ukraine, trong đó cảnh báo cuộc đấu đá quyền lực đang gia tăng có thể khiến quốc gia này phải đối mặt đồng thời cả khủng hoảng an ninh và bất ổn chính trị.
Ngày 5/7, trang báo Novaresistencia của Brazil đăng bài viết với nhan đề “Việt Nam - Brazil: Kết nối chiến lược, định hình tương lai hợp tác toàn cầu”. Bài viết được đăng nhân chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Brazil dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025.
Ngày 5/7, các tờ báo lớn của Brazil đã đồng loạt đưa tin Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva tại thành phố Rio de Janeiro trong khuôn khổ chuyến thăm quốc gia Nam Mỹ dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025.
Ngày 5/7, tỷ phú công nghệ Elon Musk, cựu đồng minh của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đã công bố việc thành lập một đảng phái chính trị mới tại Mỹ nhằm thách thức cái mà ông gọi là "hệ thống một đảng" của đất nước.
Sau gần 21 tháng giao tranh dữ dội tại Gaza, câu hỏi không còn là liệu có một lệnh ngừng bắn mới được thiết lập hay không, mà là thời điểm nào điều đó sẽ xảy ra.
Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2025 diễn ra từ ngày 6 - 7/7 tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil, trong bối cảnh thế giới đang trải qua những biến động địa chính trị sâu sắc. Với tư cách Chủ tịch BRICS năm nay, Brazil không chỉ muốn thể hiện vị thế lãnh đạo của một cường quốc phương Nam mà còn hướng tới thúc đẩy hợp tác Nam - Nam, khẳng định vai trò trong trật tự quốc tế đa cực.
Khi Trung Quốc tiến gần đến việc vận hành đầy đủ các nền tảng thế hệ thứ sáu, bất kỳ sự tụt hậu nào của Mỹ về năng lực không quân có thể dẫn đến việc mất quyền tiếp cận các khu vực tiền phương quan trọng. Do đó, việc đưa F-47 vào biên chế không chỉ là bước nhảy vọt về công nghệ, mà còn là một yêu cầu chiến lược thiết yếu.
Nguồn tin an ninh được hãng tin TASS trích dẫn đã phủ nhận tuyên bố của Ukraine về các kế hoạch tấn công lớn vào tỉnh Sumy, trong khi chính quyền Tổng thống Trump đang theo dõi chặt chẽ tình hình.
Trong suốt nhiều thập kỷ, đảng Cộng hòa luôn theo đuổi quan điểm nước Mỹ sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nếu giảm thuế và thu hẹp các chương trình hỗ trợ cho người thu nhập thấp. Giờ đây, với đạo luật thuế và chi tiêu quy mô lớn mà Tổng thống Donald Trump sắp ký ban hành, nước Mỹ chuẩn bị bước vào một giai đoạn thử nghiệm thực tế với chính sách đó.
Cuộc đàm phán vào sáng sớm đã đủ thuyết phục các nghị sĩ bảo thủ trong Hạ viện Mỹ ủng hộ dự luật với tỷ lệ sít sao 218 - 214.
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio dự kiến thăm châu Á vào tuần tới, trong bối cảnh nhiều quốc gia Đông Nam Á đang theo dõi sát các diễn biến liên quan đến chính sách thuế quan mới của Washington.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, chuyên gia quan hệ quốc tế Argentina, Marcelo Ramírez, khẳng định việc trở thành đối tác của BRICS sẽ giúp Việt Nam đa dạng hóa quan hệ, đồng thời tăng cường vị thế chính trị và ngoại giao, từ đó, mở rộng ảnh hưởng tới các khu vực xa xôi như Nam Mỹ, nơi hai bên có tiềm năng hợp tác kinh tế to lớn nhưng chưa được khai thác nhiều.
Mức thuế cao lên đến 35% sẽ là cú đánh nặng nề với kinh tế Nhật Bản.
Ngày 2/7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm kéo dài hai giờ – đánh dấu lần liên lạc đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ năm 2022, thời điểm Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.