Kế hoạch Gaza không vì lợi ích tốt nhất của bất kỳ ai. Không phải của các nước Trung Đông, không phải của người Palestine, thậm chí không phải của chính Tổng thống Trump.
Các chuyên gia đã đặt ra 4 giả thuyết về động cơ của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi ông đưa ra ý tưởng tiếp quản Dải Gaza.
Trong ngày nhậm chức 20/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu chia sẻ suy nghĩ về Dải Gaza, mô tả đây là “một vị trí đắc địa” và cho rằng có thể thực hiện “những điều tuyệt vời” tại vùng đất này. Đến ngày 26/1, ông Trump tiếp tục gây chú ý với một đề xuất gây tranh cãi, khi cho rằng người Palestine nên được chuyển đến Ai Cập và Jordan để “dọn sạch” Gaza.
Chiến đấu cơ F-16 của Không quân Mỹ (USAF) được phát hiện mang màu sơn của Su-57 của Không quân Liên bang Nga trong cuộc diễn tập thực chiến Red Flag 25-1, đang diễn ra tại Căn cứ Không quân Nellis (Mỹ).
Tổng thống Donald Trump đã đề xuất Mỹ "tiếp quản" Dải Gaza và di dời vĩnh viễn gần hai triệu người Palestine đang sống ở đó. Vậy, luật pháp quốc tế nhìn nhận như thế nào về ý tưởng này?
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã ấn định tỷ giá cố định cho đồng nhân dân tệ so với đồng USD Mỹ cao hơn dự kiến. Điều này báo hiệu rằng Bắc Kinh không có ý định làm suy yếu đồng nội tệ để bù đắp tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
Trước động thái áp thuế mới từ chính quyền Tổng thống Trump, Trung Quốc có phản ứng thận trọng thay vì đối đầu trực diện. Giới quan sát nhận định Bắc Kinh đang tính toán kỹ lưỡng, tránh leo thang xung đột thương mại trong bối cảnh kinh tế nội địa vẫn còn thách thức.
Dù EU ít chịu tổn thương hơn so với các đối tác khác, nhưng tác động vẫn có thể kéo khối này đến gần suy thoái.
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng phát động “cuộc chiến” thuế quan ngay trong những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ 2 thể hiện quyết tâm giải quyết các vấn đề về an ninh, kinh tế và thương mại nước Mỹ đang phải đối mặt. Tuy nhiên, đây sẽ là cuộc chiến tiềm ẩn rất nhiều hệ lụy, tác động trực tiếp tới chính nền kinh tế số 1 thế giới và toàn cầu, đi kèm với những rủi ro cũng như phản ứng tiêu cực từ các đối tác quốc tế.
Với kế hoạch về Dải Gaza, Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa đưa ra động thái can thiệp gây chấn động nhất trong lịch sử dài của cuộc xung đột Israel - Palestine.
Thủ tướng François Bayrou, nhân vật được coi là hy vọng cuối cùng của Tổng thống Emmanuel Macron, sẽ đối mặt với cuộc bỏ phiếu quan trọng tại Quốc hội Pháp vào ngày 5/2.
Quyết định của Nhật Bản trong việc gửi các phương tiện quân sự hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến chống lại các lực lượng của Liên bang Nga báo hiệu khả năng mở ra một kỷ nguyên mới trong cách tiếp cận của Tokyo đối với an ninh quốc tế.
Trước sự suy giảm ảnh hưởng toàn cầu, Tổng thống Macron đang đặt cược vào chiến lược quân sự để khôi phục vị thế của Pháp. Từ Ukraine, Armenia đến Greenland, ông triển khai hàng loạt động thái nhằm tái khẳng định sức mạnh địa chính trị. Tuy nhiên, khi các đồng minh dè dặt, nền kinh tế suy yếu và "sân sau" châu Phi ngày càng xa rời, liệu chiến lược này có đủ sức giúp Paris lấy lại hào quang hay chỉ là một nước đi mang tính biểu tượng?
Bắc Cực đang trở thành chiến trường địa chính trị mới, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng và khai thác tài nguyên. Trong cuộc đua này, Liên bang Nga đang chiếm ưu thế với mạng lưới căn cứ quân sự vững chắc, đội tàu phá băng hùng hậu và tuyến hàng hải chiến lược giúp rút ngắn hành trình thương mại toàn cầu.
Ngày càng nhiều quốc gia, bao gồm cả các đồng minh của Mỹ, đang ký kết các thỏa thuận thương mại khi chính quyền Tổng thống Donald Trump dựng hàng rào thuế quan cao hơn quanh hoạt động thương mại toàn cầu của mình.
Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), phóng viên TTXVN tại Nam Á đã có cuộc phỏng vấn Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Sri Lanka, Tiến sĩ G. Weerasinghe về ý nghĩa của sự kiện lịch sử này cũng như những thành tựu của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Những yêu cầu của Tổng thống Trump đối với các nước láng giềng của Mỹ rất khó để đo lường. Điều đó cho phép ông tuyên bố chiến thắng khi thấy phù hợp.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khơi mào một cuộc chiến thương mại bằng thông báo áp đặt hàng loạt thuế quan lên các đối tác thương mại chủ chốt, bao gồm Canada, Mexico và Trung Quốc. Động thái này đã gây ra những phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế và đặt ra câu hỏi về tác động thực sự của nó lên nền kinh tế toàn cầu.
Ông Amin Saikal, Giáo sư nghiên cứu Trung Đông tại Đại học Quốc gia Australia, nhận định cuộc gặp giữa Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đóng vai trò quyết định đối với thành công cho giai đoạn tiếp theo của lệnh ngừng bắn, hoặc sẽ kéo dài thêm cuộc chiến.
Sự xuất hiện của nhà ngoại giao hàng đầu của Nga tại Damascus kể từ khi chính quyền Bashar al-Assad sụp đổ đã khởi động các cuộc đàm phán về số phận các căn cứ của Moskva tại Syria.