Hai trung tâm trên sẽ được nâng cấp và mở rộng từ trung tâm nghiên cứu và kỹ thuật của Ford - một trong chín trung tâm phát triển sản phẩm lớn nhất của hãng trên toàn cầu - được thành lập tại Nam Kinh năm 2007.
Ông Anning Chen, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Ford chi nhánh Trung Quốc, cho biết hai trung tâm này dự kiến sẽ cung cấp hỗ trợ toàn diện cho chiến lược thị trường của Ford tại Trung Quốc - mang tên "Ford China 2.0".
Theo chiến lược này, Ford sẽ tập trung vào đổi mới, thiết kế, phát triển sản phẩm và các phương tiện sử dụng năng lượng mới. Theo ông Chen, Ford dự định cho ra mắt hơn 30 xe Ford và Lincoln mới được thiết kế dành riêng cho khách hàng Trung Quốc trong ba năm tới, trong đó có hơn 10 dòng xe điện.
Trong bối cảnh doanh số ô tô trên toàn cầu đang tăng trưởng chậm lại, Ford đã đẩy mạnh việc thay đổi mẫu mã và tái cơ cấu các liên doanh ở Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới. Kể từ tháng 7/2018, Ford đã thực hiện những biện pháp khẩn cấp để giải quyết tình trạng hoạt động trì trệ tại thị trường châu Á này.
Trong quý I/2019, doanh số bán các mẫu xe mang thương hiệu Ford, cả nhập khẩu và sản xuất tại Trung Quốc, chỉ ở mức 74.651 chiếc, giảm 48,4% so với cùng kỳ năm ngoái, kết quả tệ hơn so với đối thủ đồng hương General Motors.
Bên cạnh đó, theo giới chức Nam Kinh, thành phố này đã thu hút nhiều nhà chế tạo ô tô và doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô trong những năm gần đây và đã xây dựng một hệ thống công nghiệp tổng thể, bao gồm sản xuất, R&D, bán hàng và hậu cần. Sản lượng ô tô của Nam Kinh đã đạt 900.000 chiếc trong năm 2018.
Thị trưởng thành phố Nam Kinh, ông Lan Shaomin nói rằng thông qua hợp tác với các nhà chế tạo ô tô hàng đầu, thành phố này đang tăng cường năng lực đổi mới và khả năng cạnh tranh của các phương tiện sử dụng năng lượng mới.