Xuất khẩu của Đức đạt kỷ lục 1,3 nghìn tỷ euro trong năm 2018

Cơ quan Thống kê liên bang Đức ngày 8/2 cho biết kim ngạch ngoại thương của nước này trong năm 2018 đạt mức cao kỷ lục trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ toàn cầu gia tăng và những nguy cơ về một cuộc chiến thương mại.

Chú thích ảnh
Ô tô xuất khẩu được chất lên tàu RoRo của Tập đoàn Grimaldi của Ý tại một nhà ga ở cảng Hamburg, Đức, ngày 1/8/2018. Ảnh: REUTERS 

Theo số liệu ghi nhận được, trong năm 2018, Đức đã xuất khẩu số hàng hóa trị giá khoảng 1,3 nghìn tỷ euro (tăng 3%), trong khi nhập khẩu lượng hàng trị giá gần 1,1 nghìn tỷ euro (tăng 5,7%), vượt mức kỷ lục đạt được trong năm 2017.

Tuy nhiên, mức thặng dư thương mại trong năm 2018 đã giảm nhẹ (trên 20 tỷ euro) so với năm 2017, trong đó lượng hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu có giá trị cao hơn nhập khẩu 227,8 tỷ euro. Tuy nhiên, trong tháng 12/2018, xuất khẩu của Đức đã giảm 4,5% so với cùng kỳ năm 2017, chỉ đạt 96,1 tỷ euro.

Theo các chuyên gia Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (DIHK), sự bất trắc ngày càng gia tăng của nền kinh tế, do các xung đột về thương mại hay vấn đề Brexit, đã gây khó cho nền kinh tế Đức, trong đó quan hệ thương mại của Đức với các thị trường truyền thống nước ngoài (như Mỹ hay Anh) đang gặp khó khăn.

Đức, nền kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu và là nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu, đã đạt tăng trưởng trong một thập kỷ qua nhờ vai trò cung cấp thiết bị cho các nước trên thế giới. Chính điều này khiến Đức dễ bị tổn thương khi xảy ra chiến tranh thương mại.

TTXVN/Báo Tin tức
EU thông qua thỏa thuận Pháp - Đức liên quan dự án Dòng chảy phương Bắc 2
EU thông qua thỏa thuận Pháp - Đức liên quan dự án Dòng chảy phương Bắc 2

Các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) ngày 8/2 đã thông qua thỏa thuận do Pháp và Đức đề xuất, theo đó cho phép Berlin đóng vai trò là bên đàm phán chủ đạo với Nga liên quan hệ thống đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 dẫn khí đốt từ Nga tới châu Âu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN