Tỷ lệ tận dụng ưu đãi xuất xứ của doanh nghiệp vẫn thấp sau 3 năm thực thi CPTPP

Sau hơn 3 năm thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tỷ lệ tận dụng những ưu đãi xuất xứ thực hiện trong CPTPP dưới 7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Chú thích ảnh
Các đại biểu tham dự toạ đàm.

Sau hơn 3 năm thực thi, tỷ lệ tận dụng những ưu đãi xuất xứ thực hiện trong CPTPP còn chưa cao ở một số nhóm ngành hàng trọng điểm. Điều này, khiến doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng hết tiềm năng lợi thế trong thời kỳ “một mình một chợ” khi thực thi CPTPP.

Chia sẻ tại Tọa đàm: Gia tăng tỷ lệ tận dụng ưu đãi của  doanh nghiệp việt Nam trong CPTPP ngày 1/12 do Tạp chí Công Thương tổ chức, ông Ngô Chung Khanh, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công thương) cho biết, sau hơn 3 năm thực thi CPTPP, nhận thức và hiểu biết của các doanh nghiệp về FTA nói chung và hiệp định CPTPP nói riêng đã cải thiện đáng kể.

Ông Ngô Chung Khanh cho hay, mục tiêu của Bộ Công Thương xây dựng trong thời gian tới đó là tăng tính kết nối để vươn xa hơn và kỳ vọng sẽ có những tiến triển tích cực.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty May Hưng Yên (Hugaco) cho hay, với một loạt FTA đã thực thi, doanh nghiệp xuất khẩu có nhiều lựa chọn để có ưu đãi, không nhất thiết phải là CPTPP. 

Đại diện doanh nghiệp thừa nhận, đối với ngành dệt may, trong ba năm thực thi CPTPP thì tỷ lệ xin chứng nhận xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan rất thấp. Bởi trong số mà 7 nước đã ký CPTPP thì Việt Nam hầu như đã có hiệp định song phương hoặc đa phương, ví dụ như Nhật Bản, New Zealand đã có song phương, gần như doanh nghiệp đã tận dụng ưu đãi thuế quan từ trước. 

Để tận dụng tối đa ưu đãi, bà Đỗ Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), mong muốn cộng đồng doanh nghiệp chủ động tìm hiểu và nắm bắt thông tin về mặt hàng và thị trường cũng như những ưu đãi thuế quan theo các hiệp định đem lại để biết được rằng cơ hội ở đâu, thị trường nào và nhóm hàng nào.

Mặt khác, doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến những quy định về quy tắc xuất xứ, tìm hiểu để đáp ứng được quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan, trên cơ sở đó xây dựng chiến lược cũng như kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp.

Nhằm đáp ứng được cấp C/O cũng cần phải có đầu tư về chuyện lưu trữ chứng từ để chứng minh xuất xứ. Đây cũng là một gánh nặng tài hành chính về mặt hành chính cho doanh nghiệp khá nhiều khi mà các cơ quan chức năng cũng như là nước nhập khẩu vào kiểm tra, điều tra về quy tắc xuất xứ.

Thu Trang/Báo Tin tức
Tận dụng 'đòn bẩy' CPTPP, gia tăng xuất khẩu sang thị trường châu Mỹ
Tận dụng 'đòn bẩy' CPTPP, gia tăng xuất khẩu sang thị trường châu Mỹ

Trong 3 năm thực thi CPTPP, so sánh với những đối tác khác đã phê chuẩn CPTPP, Việt Nam là nước thành viên mà tranh thủ được khá tốt thị trường CPTPP để gia tăng thị phần ở châu Mỹ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN