Sau khi hạ lãi suất cơ bản, không gian tiếp tục hành động này vẫn còn, nhưng Trung Quốc cũng khó tránh được việc hạ tỉ lệ dự trữ bắt buộc.Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. |
Nếu xem xét Ủy ban Cải cách và Phát triển Nhà nước Trung Quốc đẩy mạnh phê chuẩn các dự án xây dựng cơ sở hạ cỡ lớn, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) không ngừng bơm tiền thông qua chính sách hạ lãi suất có định hướng tới hạ lãi suất cơ bản, có thể thấy chính sách vĩ mô của Trung Quốc đang nghiêng về hướng ổn định tăng trưởng.
Chuyên gia từ một số tổ chức tài chính phổ biến cho rằng sau khi công bố quyết định hạ lãi suất cơ bản vào ngày 21/11 vừa qua, sang tháng 12/2014, PBoC có thể sẽ hạ tỉ lệ dự trữ bắt buộc, làm dịu bớt khó khăn của doanh nghiệp trong việc vay vốn, hỗ trợ phát triển kinh tế thực thể, ổn định tăng trưởng kinh tế.
Báo “Chứng khoán Trung Quốc” hôm 28/11 dẫn lời nghiên cứu viên hàng đầu của Ngân hàng Dân sinh Trung Quốc, ông Ôn Bân, cho rằng những công cụ chính sách mà PBoC khởi động gần đây như điều tiết thanh khoản ngăn hạn (SLO), cho vay bổ sung thế chấp (PSL), thuận lợi hóa cho khoản vay trung hạn (MLF)… tuy giúp giảm áp lực thanh khoản, nhưng chỉ là trị ngọn.
Theo Ôn Bân, hiện nay, việc hạ tỉ lệ dự trữ bắt buộc đã “như tên lắp vào cung”. Chuyên gia kinh tế trưởng Thẩm Kiến Quang thuộc Công ty Chứng khoán Mizuho (Nhật Bản) cũng cho rằng cùng với việc lượng tiền đưa ra mua ngoại tệ giảm xuống, tính cần thiết của việc duy trì tỉ lệ dự trữ bắt buộc cao cũng giảm xuống. Dự kiến tháng 12 tới, PBoC sẽ khởi động một vòng giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc mới.